Giải bài tập số phần tử của một tập hợp
Bài 16 trang 13 SGK số học 6
Mỗi tập hợp sau có bao nhiêu phần tử?a) Tập hợp A các số tự nhiên x mà x - 8 = 12
b) Tập hợp B các số tự nhiên x mà x + 7 = 7.
c) Tập hợp C các số tự nhiên x mà x . 0 = 0.
d) Tập hợp D các số tự nhiên x mà x . 0 = 3.
Bài giải:
a) x - 8 = 12 khi x = 12 + 8 = 20. Vậy A = {20}.
b) x + 7 = 7 khi x = 7 - 7 = 0. Vậy B = {0}.
c) Với mọi số tự nhiên x ta đều có x . 0 = 0. Vậy C = N.
d) Với mọi số tự nhiên x ta đều có x . 0 = 0 nên không có số x nào để x . 0 = 3.
Vậy D = Φ
Bài 17 trang 13 SGK số học 6
Viết các tập hợp sau và cho biết mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử?a) Tập hợp A các số tự nhiên không vượt quá 20.
b) Tập hợp B các số tự nhiên lớn hơn 5 nhưng nhỏ hơn 6.
Bài giải:
a) Các số tự nhiên không vượt quá 20 là những số tự nhiên bé hơn hoặc bằng 20. Do đó A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19; 20}. Như vậy A có 21 phần tử.
b) Giữa hai số liền nhau không có số tự nhiên nào nên B = Φ
Bài 18 trang 13 SGK số học 6
Cho A = {0}. Có thể nói rằng A là tập hợp rỗng hay không?
Bài giải:
Tập hợp A có một phần tử, đó là số 0. Vậy A không phải là tập hợp rỗng.
Bài giải:
Ta có:
A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9};
Tập hợp A có một phần tử, đó là số 0. Vậy A không phải là tập hợp rỗng.
Bài 19 trang 13 SGK số học 6
Viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 10, tập hợp B các số tự nhiên nhỏ hơn 5, rồi dùng kí hiệu ⊂ để thể hiện quan hệ giữa hai tập hợp trên.Bài giải:
Ta có:
A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9};
B = {0; 1; 2; 3; 4}.
Như vậy B ⊂ A
EmoticonEmoticon