Bài tập số thập phân hữu hạn và vô hạn tuần hoàn.

Bài 65 trang 34 SGK đại số 7

Giải thích vì sao các phân số sau viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn, rồi viết chúng dưới dạng đó
$\frac{3}{8}$         $\frac{-7}{5}$        $\frac{13}{20}$       $\frac{-13}{125}$

Bài giải:
Các phân số đã cho là phân số tối giản, có mẫu số dương và các mẫu đó lần lượt là 8 = $2^3$; 5; 20 = $2^2$ . 5; 125 = $5^3$  đều không chứa ước nguyên tố nào khác 2 và 5 nên chúng được viết dưới dạng số thập phân hữu hạn như sau:
$\frac{3}{8}$ = 0,375          $\frac{-7}{5}$ = -1,4        $\frac{13}{20}$ = 0,65      $\frac{-13}{125}$ = -0,104

Bài 66 trang 34 SGK đại số 7

Giải thích vì sao các phân số sau viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn, rồi viết chúng dưới dạng đó
$\frac{1}{6}$       $\frac{-5}{11}$         $\frac{4}{9}$         $\frac{-7}{18}$
Bài giải:
Các phân số đã cho là phân số tối giản, có mẫu số dương và các mẫu đó lần lượt là 6 = 2.3; 11 = 1 . 11; 9 = 3 . 3; 18 = 2 . $3^2$ đều có chứa ước nguyên tố khác 2 và 5 nên chúng được viết dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn như sau:
$\frac{1}{6}$ = 0,1(6)      $\frac{-5}{11}$ = -0,(45)        $\frac{4}{9}$ = 0,(4)      $\frac{-7}{18}$ = -0,3(8)

Bài 67 trang 34 SGK đại số 7

Cho A = $\frac{3}{2 . \square}$
Hãy điền vào ô vuông một số nguyên tố có một chữ số để A viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn. Có thể điền mấy số như vậy?
Bài giải:
Các số nguyên tố có một chữ số là : 2, 3, 5, 7
Điền vào ô vuông ta được:
$\frac{3}{2 . 2}$;   $\frac{3}{2 . 3}$;   $\frac{3}{2 . 5}$;   $\frac{3}{2 . 7}$
Trong các phân số trên, các phân số viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn là: $\frac{3}{2 . 2}$;   $\frac{3}{2 . 3}$;   $\frac{3}{2 . 5}$
Vậy có thể điền vào ô vuông ba số: 2, 3, 5


Mỗi bài toán có nhiều cách giải, đừng quên chia sẻ cách giải hoặc ý kiến đóng góp của bạn ở khung nhận xét bên dưới. Xin cảm ơn!

CÙNG CHIA SẺ ĐỂ KIẾN THỨC ĐƯỢC LAN TỎA!

Previous
Next Post »
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm trang GIẢI BÀI TẬP TOÁN và để lại những cảm nhận tích cực!