Giải bài ôn tập chương IV đại số 8 tập 2.

Bài tập ôn tập chương IV xoay quanh những vấn đề về tính chất của thứ tự trên tập số, vận dụng hai quy tắc biến đổi để tìm tập nghiệm của bất phương trình và biểu diễn tập nghiệm đó trên trục số.

Giải bài bài 38 trang 53 sgk đại số 8 tập 2.

Cho m > n, chứng mính:
a) m + 2 > n + 2       b) -2m < -2n          c) 2m - 5 > 2n - 5      d) 4 - 3m < 4 - 3n

Bài giải:

Ta có m > n:
a) Cộng hai vế bất đẳng thức với 2, ta được m + 2 > n + 2
b) Nhân hai vế bất đẳng thức với -2, ta được -2m < -2n
c) Nhân hai vế bất đẳng thức với 2, ta được 2m > 2n.
Tiếp tục cộng hai vế bất đẳng thức 2m > 2n với -5, ta được 2m - 5 > 2n - 5
d) Nhân hai vế bất đẳng thức với -3, ta được -3m < -3n
Rồi cộng hai vế bất đẳng thức -3m < -3n với 4, ta được 4 - 3m < 4 - 2n.
# Những bất đẳng thức được in đậm là điều phải chứng minh.
Xem lại: Tính chất của bất đẳng thức.

Giải bài bài 39 trang 53 sgk đại số 8 tập 2.

Kiểm tra xem -2 là nghiệm của bất phương trình nào trong những bất phương trình sau:
a) -3x + 2 > -5     b) 10 - 2x < 2    c) $x^2$ - 5 < 1      d) $ \left | x \right | $ < 3
e) $ \left | x \right | $ > 2       f) x + 1 > 7 - 2x

Bài giải:

 Với x = -2, ta có:
a) $\begin{cases}VT = -3.(-2) + 2 = 8\\VP = -5\end{cases}$ => VT > VP
Vậy x = -2 là nghiệm của bất phương trình a)
b) $\begin{cases}VT = 10 - 2.(-2) = 14\\VP = 2\end{cases}$ => VT > VP
Vậy x = -2 không phải là nghiệm của bất phương trình b)
c) $\begin{cases}VT = (-2)^2 - 5 = -1\\VP = 1\end{cases}$ => VT < VP
Vậy x = -2 là nghiệm của bất phương trình c)
d) $\begin{cases}VT = \left | -2 \right | = 2\\VP = 3\end{cases}$ => VT < VP
Vậy x = -2 là nghiệm của bất phương trình d)
e) $\begin{cases}VT = \left | -2 \right | = 2\\VP = 2\end{cases}$ => VT = VP
Vậy x = -2 không phải là nghiệm của bất phương trình e)
f) $\begin{cases}VT = -2 + 1 = -1\\VP = 7 - 2.(-2) = 11\end{cases}$ => VT < VP
Vậy x = -2 không phải là nghiệm của bất phương trình f)

Giải bài bài 40 trang 53 sgk đại số 8 tập 2.

Giải các bất phương trình và biểu diễn trên trục số:
a) x - 1 < 3        b) x + 2 > 1            c) 0,2x < 0,6             d) 4 + 2x < 5

Bài giải:

a) Ta có x - 1 < 3 <=> x < 3 + 1 <=> x < 4
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là S = {x/ x < 4} và được biểu diễn trên trục số như sau:
x<4
b) Ta có x + 2 > 1 <=> x > 1 - 2 <=> x > -1
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là S = {x/ x > -1} và được biểu diễn trên trục số như sau:
x>-1
c) Ta có 0,2x < 0,6 <=> x < 3
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là S = {x/ x < 3} và được biểu diễn trên trục số như sau:
x<3
d) 4 + 2x < 5 <=> 2x < 5 - 4 <=> 2x < 1 <=> x < $\frac{1}{2}$
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là S = {x/ x < $\frac{1}{2}$} và được biểu diễn trên trục số như sau:
x<1/2

Giải bài bài 41 trang 53 sgk đại số 8 tập 2.

Giải các bất phương trình sau:
a) $\frac{2 - x}{4}$ < 5                    b) 3 $\leq$ $\frac{2x + 3}{5}$
c) $\frac{4x - 5}{3}$ > $\frac{7 - x}{5}$         d) $\frac{2x + 3}{-4}$ $\geq$ $\frac{4 - x}{-3}$

Bài giải:

a) $\frac{2 - x}{4}$ < 5 <=> 4.$\frac{2 - x}{4}$ < 4.5 <=> 2 - x < 20 <=> -x < 20 - 2 <=> -x < 18 <=> x > -18
Vậy tập nghiệm là S = {x/ x > -18}
b) 3 $\leq$ $\frac{2x + 3}{5}$ <=> 5.3 $\leq$ 5.$\frac{2x + 3}{5}$ <=> 15 $\leq$ 2x + 3 <=> 15 - 3 $\leq$ 2x <=> 12 $\leq$ 2x <=> x $\geq$ 6
Vậy tập nghiệm là S = {x/ x $\geq$ 6}
c) $\frac{4x - 5}{3}$ > $\frac{7 - x}{5}$
Ta có BCNN(3; 5) = 15
$\frac{4x - 5}{3}$ > $\frac{7 - x}{5}$ <=> 15.$\frac{4x - 5}{3}$ > 15.$\frac{7 - x}{5}$ <=> 5(4x - 5) > 3(7 - x) <=> 20x - 25 > 21 - 3x <=> 20x + 3x > 21 + 25 <=> 23x > 46 <=> x > 2
Vậy tập nghiệm là S = {x/ x > 2}
d) $\frac{2x + 3}{-4}$ $\geq$ $\frac{4 - x}{-3}$
Ta có BCNN(3; 4) = 12
$\frac{2x + 3}{-4}$ $\geq$ $\frac{4 - x}{-3}$ <=> 12.$\frac{2x + 3}{-4}$ $\geq$ 12.$\frac{4 - x}{-3}$ <=> -3(2x + 3) $\geq$ -4(4 - x) <=> -6x - 9 $\geq$ -16 + 4x <=> -6x - 4x $\geq$ -16 + 9 <=> -10x $\geq$ -7 <=> x $\leq$ $\frac{7}{10}$
Vậy tập nghiệm là S = {x/ x $\leq$ $\frac{7}{10}$}

Giải bài bài 42 trang 53 sgk đại số 8 tập 2.

Giải các bất phương trình sau:
a) 3 - 2x > 4          b) 3x + 4 < 2       c) $(x - 2)^2$ < $x^2$ - 3       d) (x - 3)(x + 3) < $(x + 2)^2$ + 3

Bài giải:

a) 3 - 2x > 4 <=> -2x > 4 - 3 <=> -2x > 1 <=> x < -$\frac{1}{2}$
Vậy tập nghiệm là S = {x/ x < -$\frac{1}{2}$}
b) 3x + 4 < 2 <=> 3x < 2 - 4 <=> 3x < -2 <=> x < -$\frac{2}{3}$
Vậy tập nghiệm là S = {x/ x < -$\frac{2}{3}$}
c) $(x - 2)^2$ < $x^2$ - 3 <=> $x^2$ - 6x + 9 < $x^2$ - 3 <=> $x^2$ - 6x - $x^2$ < -3 - 9 <=> -6x < -12 <=> x > 2
Vậy tập nghiệm là S = {x/ x > 2}
d) (x - 3)(x + 3) < $(x + 2)^2$ + 3 <=> $x^2$ - 9 < $x^2$ + 4x + 4 + 3 <=> $x^2$ - $x^2$ - 4x < 4 + 3 + 9 <=> -4x < 16 <=> x > -4
Vậy tập nghiệm là S = {x/ x > -4}

Giải bài bài 43 trang 53 sgk đại số 8 tập 2.

Tìm x sao cho:
a) Giá trị của biểu thức 5 - 2x là số dương.
b) Giá trị của biểu thức x + 3 nhỏ hơn giá trị của biểu thức 4x - 5
c) Giá trị của biểu thức 2x + 1 không nhỏ hơn giá trị của biểu thức x + 3
d) Giá trị của biểu thức $x^2$ + 1 không lớn hơn giá trị của biểu thức $(x - 2)^2$

Bài giải: 

a) Giá trị của biểu thức 5 - 2x là số dương, nghĩa là
5 - 2x > 0 <=> 5 > 2x <=> x < $\frac{5}{2}$
Vậy khi x < $\frac{5}{2}$ thì giá trị của biểu thức 5 - 2x là số dương.
b) Giá trị của biểu thức x + 3 nhỏ hơn giá trị của biểu thức 4x - 5, nghĩa là:
x + 3 < 4x - 5 <=> x - 4x < -5 - 3 <=> -3x < -8 <=> x > $\frac{8}{3}$
Vậy giá trị cần tìm là x > $\frac{8}{3}$
c) Giá trị của biểu thức 2x + 1 không nhỏ hơn giá trị của biểu thức x + 3, nghĩa là:
2x + 1 $\geq$ x + 3 <=> 2x - x $\geq$ 3 - 1 <=> x $\geq$ 2
Vậy giá trị x cần tìm là x $\geq$ 2
d) Giá trị của biểu thức $x^2$ + 1 không lớn hơn giá trị của biểu thức $(x - 2)^2$, nghĩa là:
$x^2$ + 1 $\leq$ $(x - 2)^2$ <=> $x^2$ + 1 $\leq$ $x^2$ - 4x + 4 <=> $x^2$ - $x^2$ + 4x $\leq$ 4 - 1 <=> 4x $\leq$ 3 <=> x $\leq$ $\frac{3}{4}$
Vậy giá trị x cần tìm là x $\leq$ $\frac{3}{4}$

Giải bài bài 44 trang 53 sgk đại số 8 tập 2.

Đố. Trong một cuộc thi đố vui, Ban tổ chức yêu cầu mỗi người dự thi phải trả lời 10 câu hỏi ở vòng sơ tuyển. Mỗi câu hỏi này có sẵn 4 đáp án, nhưng trong đó chỉ có một đáp án đúng. Người dự thi chọn đáp án đúng sẽ được 5 điểm, chọn đáp án sai sẽ bị trừ 1 điểm. Ở vòng sơ tuyển, Ban tổ chức tặng cho mỗi người 10 điểm và quy định người nào có tổng số điểm từ 40 điểm trở lên mới được dự thi vòng tiếp theo. Hỏi người dự thi phải trả lời chính xác bao nhiêu câu hỏi ở vòng sơ tuyển thì mới được dự thi ở vòng sau?

Bài giải:

Gọi số câu hỏi người dự thi phải trả lời chính xác ở vòng sơ tuyển là x, điều kiện x nguyên dương.
Khi đó số câu hỏi trả lời sai là 10 - x
Số điểm người dự thi có được là 5x (điểm)
Số điểm bị trừ là -1.(10 - x) = -(10 - x)  (điểm)
Theo đề ta có bất phương trình:
5x - (10 - x) + 10 $\geq$ 40 <=> 5x - 10 + x + 10 $\geq$ 40 <=> 6x $\geq$ 40 <=> x $\geq$ $\frac{40}{6}$  $\approx$ 7
Vậy người dự thi phải trả lời chính xác ít nhất là 7 câu trong số 10 câu hỏi mới được vào vòng sau.

Giải bài bài 45 trang 53 sgk đại số 8 tập 2.

Giải các bất phương trình sau:
a) $ \left | 3x \right | $ = x + 8        b) $ \left | -2x \right | $ = 4x + 18
c) $ \left | x - 5 \right | $ = 3x          d) $ \left | x + 2 \right | $ = 2x - 10

Bài giải:

a) $ \left | 3x \right | $ = x + 8 (1)
# Khi 3x $\geq$ 0 <=> x $\geq$ 0
(1) <=> 3x = x + 8 <=> 3x - x = 8 <=> 2x = 8 <=> x = 4 (thỏa điều kiện)
# Khi 3x < 0 <=> x < 0
(1) <=> -3x = x + 8 <=> -4x = 8 <=> x = -2 (thỏa điều kiện)
Vậy tập nghiệm S = {-2; 4}
b) $ \left | -2x \right | $ = 4x + 18 (2)
# Khi -2x $\geq$ 0 <=> x $\leq$ 0
(2) <=> -2x = 4x + 18 <=> -2x - 4x = 18 <=> -6x = 18 <=> x = -3 (thỏa điều kiện)
# Khi -2x < 0 <=> x > 0
(2) <=> -(-2x) = 4x + 18 <=> 2x - 4x = 18 <=> -2x = 18 <=> x = -9 (loại)
Vậy tập nghiệm S = {-3}
c) $ \left | x - 5 \right | $ = 3x  (3)
# Khi x - 5 $\geq$ 0 <=> x $\geq$ 5
(3) <=> x - 5 = 3x <=> x - 3x = 5 <=> -2x = 5 <=> x = -$\frac{5}{2}$ (loại)
# Khi x - 5 < 0 <=> x < 5
(3) <=> -(x - 5) = 3x <=> -x + 5 = 3x <=> -x - 3x = -5 <=> -4x = -5 <=> x = $\frac{5}{4}$ (nhận)
Vậy tập nghiệm S = {$\frac{5}{4}$}
 d) $ \left | x + 2 \right | $ = 2x - 10 (4)
# Khi x + 2 $\geq$ 0 <=> x $\geq$ -2
(4) <=> x + 2 = 2x - 10 <=> x - 2x = -10 - 2 <=> -x = -12 <=> x = 12 (nhận)
# Khi x + 2 < 0 <=> x < -2
(4) <=> -(x + 2) = 2x - 10 <=> -x - 2 = 2x - 10 <=> -x - 2x = -10 + 2 <=> -3x = - 8 <=> x = $\frac{8}{3}$ (loại)
Vậy tập nghiệm S = {12}
Xem bài trước: Giải bài tập phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối.

Mỗi bài toán có nhiều cách giải, đừng quên chia sẻ cách giải hoặc ý kiến đóng góp của bạn ở khung nhận xét bên dưới. Xin cảm ơn!

CÙNG CHIA SẺ ĐỂ KIẾN THỨC ĐƯỢC LAN TỎA!

Previous
Next Post »
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm trang GIẢI BÀI TẬP TOÁN và để lại những cảm nhận tích cực!