Quy tắc chuyển vế.

Với hình 50 trang 58 sgk toán 6, ta nhận thấy rằng khi cân thăng bằng, nếu đồng thời đặt lên hai đĩa cân hai đồ vật có khối lượng bằng nhau thì cân vẫn thăng bằng. Ngược lại, nếu đồng thời lấy bớt hai vật có khối lượng bằng nhau ở hai đĩa cân thì cân vẫn thăng bằng. Với đẳng thức a = b cũng có những tính chất tương tự.


Tính chất của đẳng thức

Hai số bằng nhau a và b, cho ta đẳng thức a = b. Nếu thêm vào (hoặc bớt đi) hai vế của đẳng thức với cùng một số, ta được đẳng thức mới tương đương với đẳng thức đã cho.
Ở đây ta không phải suy nghĩ nhiều về khái niệm "tương đương" (sau này chúng ta sẽ học), các bạn chỉ cần nhớ khi biến đổi đẳng thức, ta vận dụng các tính chất sau:
# Nếu a = b thì a + c = b + c
# Nếu a + c = b + c thì a = b
# Nếu a = b thì b = a

Quy tắc chuyển vế

Ví dụ: ta có đẳng thức x + 3 = 5, để tìm x ta biến đổi như sau: x = 5 - 3. Ở đây, số hạng +3 được chuyển sang vế phải và đổi thành -3. Đó là quy tắc chuyển vế mà ta cần tuân thủ khi biến đổi một đẳng thức.
Quy tắc chuyển vế được phát biểu như sau:
Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức, ta phải đổi dấu của số hạng đó. Cụ thể dấu "+" đổi thành dấu "-" và dấu "-" đổi thành dấu "+".
Qua bài này, chúng ta cần nhớ tính chất của đẳng thức đồng thời vận dụng thành thạo quy tắc chuyển vế trong quá trình biến đổi một đẳng thức.
Xem bài trước: Giải bài tập quy tắc dấu ngoặc.

Mỗi bài toán có nhiều cách giải, đừng quên chia sẻ cách giải hoặc ý kiến đóng góp của bạn ở khung nhận xét bên dưới. Xin cảm ơn!

CÙNG CHIA SẺ ĐỂ KIẾN THỨC ĐƯỢC LAN TỎA!

Previous
Next Post »
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm trang GIẢI BÀI TẬP TOÁN và để lại những cảm nhận tích cực!