Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh - cạnh - cạnh.

Ta đã biết hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh tương ứng bằng nhau, các góc tương ứng bằng nhau. Nếu chỉ đề cập đến các cạnh thì có cơ sở để khẳng định hai tam giác bằng nhau được không? Để trả lời câu hỏi đó, ta sẽ cùng tìm hiểu trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh - cạnh - cạnh.

Vẽ tam giác biết ba cạnh

Nếu bài toán yêu cầu vẽ tam giác ABC, biết AB = 2cm, BC = 4cm, AC = 3cm.
Ta vẽ như sau:
- Đầu tiên vẽ đoạn thẳng BC = 4cm (việc này đã được học ở lớp 6).
- Tiếp theo, trên cùng một nửa mặt phẳng bờ BC, vẽ cung tròn tâm B, bán kính 2cm và cung tròn tâm C bán kính 3cm.
- Khi đó hai cung tròn cắt nhau tại một điểm, ta kí hiệu đó là điểm A.
- Cuối cùng, chỉ việc vẽ các đoạn thẳng AB, AC bằng cách nối điểm A với điểm B và C, ta được tam giác ABC. (h.65)
Ve-tam-giac-biet-ba-canh
Vẽ tam giác ABC.


Trường hợp bằng nhau cạnh - cạnh - cạnh.

Tương tự ta vẽ tiếp tam giác A'B'C' với A'B = 2cm, B'C' = 4cm, A'C' = 3cm. Sau đó, đo các góc tương ứng. Ta dễ dàng nhận thấy hai tam giác ABC và A'B'C' có các góc tương ứng bằng nhau. Như vậy theo định nghĩa, ta suy ra $\Delta$ ABC = $\Delta$ A'B'C'.

Từ đó, ta thừa nhận tính chất cơ bản sau:
Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.
Tính chất đó được diễn đạt bằng kí hiệu như sau:
Nếu $\Delta$ ABC và $\Delta$ A'B'C' có:
AB = A'B'
AC = A'C'
BC = B'C'
thì $\Delta$ ABC = $\Delta$ A'B'C' (h.66)
Hai-tam-giac-bang-nhau-c-c-c
$\Delta$ ABC và $\Delta$ A'B'C'

➤ Trường hợp bằng nhau cạnh - cạnh - cạnh ta kí hiệu như sau: c-c-c


Mỗi bài toán có nhiều cách giải, đừng quên chia sẻ cách giải hoặc ý kiến đóng góp của bạn ở khung nhận xét bên dưới. Xin cảm ơn!

CÙNG CHIA SẺ ĐỂ KIẾN THỨC ĐƯỢC LAN TỎA!

Previous
Next Post »
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm trang GIẢI BÀI TẬP TOÁN và để lại những cảm nhận tích cực!