Giải bài tập bảng "tấn số" các giá trị của dấu hiệu.

Giải bài 6 trang 11 sgk đại số 7 tập 2

Kết quả điều tra về số con của 30 gia đình thuộc một thôn được cho trong bảng 11
a) Dấu hiệu cần tìm hiểu ở đây là gì? Từ đó lập bảng "tần số"
b) Hãy nêu một số nhận xét từ bảng trên về số con của 30 gia đình trong thôn (số con của các gia đình trong thôn chủ yếu thuộc vào khoảng nào? Số gia đình đông con, tức có 3 con trở lên chỉ chiếm một tỉ lệ bao nhiêu?)

Bài giải:
a) Dấu hiệu cần tìm hiểu là số con của mỗi gia đình.
Bảng "tần số" về số con như sau:
Số con
0
1
2
3
4

Tần số (n)
2
4
17
5
2
N = 30
b) Nhận xét: 
- Số con của các gia đình chủ yếu thuộc vào khoảng 0 đến 4 người con
- Số gia đình đông con là 7, chiếm tỉ lệ 7 : 30, tức khoảng 23,3%

Giải bài 7 trang 11 sgk đại số 7 tập 2

Tuổi nghề (tính theo năm) của một số công nhân trong một phân xưởng được ghi lại ở bảng 12
a) Dấu hiệu ở đây là gì? Số các giá trị là bao nhiêu?
b) Lập bảng "tần số" và rút ra một số nhận xét (số các giá trị của dấu hiệu, số các giá trị khác nhau), giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị có tần số lớn nhất, các giá trị thuộc vào khoảng nào là chủ yếu)
Bài giải:
a) Dấu hiệu là tuổi nghề của công nhân trong một phân xưởng.
Số các giá trị là 25
b) Bảng "tần số" về tuổi nghề:
Tuổi nghề (năm)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Tần số (n)
1
3
1
6
3
1
5
2
1
2
Nhận xét:
- Số các giá trị là 25
số các giá trị khác nhau: 10
- giá trị lớn nhất là 10, giá trị nhỏ nhất là 1
- giá trị có tần số lớn nhất là 4
- các giá trị thuộc vào khoảng 4 đến 7 năm.

Giải bài 8 trang 12 sgk đại số 7 tập 2

Một xạ thủ thi bắn súng. Số điểm đạt được sau mỗi lần bắn được ghi lại ở bảng 13
a) Dấu hiệu ở đây là gì? Xạ thủ đã bắn bao nhiêu phát?
b) Lập bảng "tần số" và rút ra một số nhận xét.
Bài giải:
a) Dấu hiệu là số điểm đạt được sau mỗi lần bắn.
Xạ thủ đã bắn 30 phát
b) Bảng "tần số":
Điểm mối lần bắn
7
8
9
10

Tần số (n)
3
9
10
8
N = 30
Nhận xét:
- Xạ thủ đã bắn 30 phát, điểm mỗi lần bắn là từ 7 đến 10
- Xạ thủ bắn chủ yếu là 8 đến 10 điểm
- 8 lần bắn được điểm 10, chiếm 26,7%

Giải bài 9 trang 12 sgk đại số 7 tập 2

Thời gian giải một bài toán (tính theo phút) của 35 học sinh được ghi lại trong bảng 14
a) Dấu hiệu ở đây là gì? Số các giá trị là bao nhiêu?
b) Lập bảng "tần số" và rút ra một số nhận xét?
Bài giải:
a) Dấu hiệu là thời gian giải một bài toán. Số các giá trị là 8
b) Bảng "tần số":
Thời gian (phút)
3
4
5
6
7
8
9
10

Tần số (n)
1
3
3
4
5
11
3
5
N = 35
Nhận xét:
- Thời gian giải một bài toán của 35 học sinh biến động với 8 giá trị khác nhau
- Có 1 học sinh giải nhanh nhất (3 phút)
- Bạn giải chậm nhất là 10 phút
- Thời gian giải xong chủ yếu dao động từ 6 đến 8 phút.

Mỗi bài toán có nhiều cách giải, đừng quên chia sẻ cách giải hoặc ý kiến đóng góp của bạn ở khung nhận xét bên dưới. Xin cảm ơn!

CÙNG CHIA SẺ ĐỂ KIẾN THỨC ĐƯỢC LAN TỎA!

Previous
Next Post »
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm trang GIẢI BÀI TẬP TOÁN và để lại những cảm nhận tích cực!