Giải SBT toán 7 hai đường thẳng vuông góc.

Những bài tập về hai đường thẳng vuông góc trong SBT toán 7 sẽ giúp ta rèn luyện thêm về kỹ năng vẽ hai đường thẳng vuông góc và có những hình dung cụ thể hơn nữa về hai đường thẳng vuông góc.

Giải bài 8 trang 102 SBT toán 7 tập 1

Lấy ví dụ thực tế về hai đường thẳng vuông góc.
Bài giải: 
Vi dụ thực tế về hai đường thẳng vuông góc quanh ta rất nhiều. Chắc chắn mỗi bạn đều đã có cho riêng mình những hình ảnh sinh động về hai đường thẳng vuông góc. Có thể kể ra đây như: hình chữ thập đỏ, hình cây thánh giá... Hoặc gần gũi hơn nếu ta đặt tên cho tấm bảng đen trước mặt là ABCD thì cạnh AB và BC, cạnh AD và CD của tấm bảng là ví dụ trực quan nhất về hai đường thẳng vuông góc. Cạnh ngang và cạnh bên của chiếc thước thẳng, hai cạnh của chiếc êke trên tay bạn cũng cho ta hình dung cụ thể về hai đường thẳng vuông góc....

Giải bài 9 trang 102 SBT toán 7 tập 1

Cho hai đường thẳng xx' và yy' vuông góc với nhau tại O. Trong số những câu trả lời sau thì câu nào sai, câu nào đúng?
a) Hai đường thẳng xx' và yy' cắt nhau tại O.
b) Hai đường thẳng xx' và yy' tạo thành 4 góc vuông.
c) Mỗi đường thẳng là phân giác của một góc bẹt.
Bài giải:
a) Hai đường thẳng xx' và yy' vuông góc với nhau tại O, nên theo định nghĩa về hai đường thẳng vuông góc thì chắc chắn xx' và yy'  phải cắt nhau tại O. Vậy câu a) đúng.
b) Dĩ nhiên rồi khi hai đường thẳng xx' và yy' vuông góc với nhau thì sẽ tạo thành 4 góc vuông. Nên câu b) đúng.
c) Góc bẹt là góc có số đo bằng $180^0$. Hai đường thẳng xx' và yy' vuông góc tạo thành 4 góc $90^0$. Nên mỗi đường thẳng xx' và yy' sẽ là phân giác của góc $180^0$. Do đó câu c) đúng.

Giải bài 10 trang 102 SBT toán 7 tập 1

Hãy kiểm tra xem hai đường thẳng a và a' ở hình 2.a, b có vuông góc với nhau hay không?
giaibaitaptoan.blogspot.com
Hai đường thẳng a và a' có vuông góc với nhau không.
Bài giải:
Dùng êke kiểm tra, ta thấy ở hình 2:
a) a $\perp$ a'
b) a $\perp$ a'

Giải bài 11 trang 102 SBT toán 7 tập 1

Cho đường thẳng d và điểm O thuộc d. Vẽ đường thẳng d' đi qua O và vuông góc với d. Nói rõ cách vẽ và cách sử dụng dụng cụ (êke, thước thẳng) để vẽ.
giaibaitaptoan.blogspot.com
Bài giải:
Cách vẽ:
- Đặt mép cạnh thước thẳng trùng với đường thẳng d
- Đặt cạnh góc vuông thứ nhất của êke trượt trên cạnh thước thẳng sao cho đỉnh góc vuông êke trùng với điểm O
- Kẻ đường thẳng đi qua cạnh góc vuông thứ hai của êke ta được đường thẳng d' vuông góc với d tại O

Giải bài 12 trang 102 SBT toán 7 tập 1

Cho đường thẳng d và điểm O nằm ngoài đường thẳng d. Chỉ sử dụng êke, hãy vẽ đường thẳng d' đi qua O và vuông góc với d. Nói rõ cách vẽ.
giaibaitaptoan.blogspot.com
Bài giải:
- Đặt cạnh góc vuông thứ nhất của êke trượt trên đường thẳng d sao cho cạnh góc vuông còn lại của êke đi qua điểm O
- Kẻ đường thẳng đi qua cạnh góc vuông thứ hai ta được đường thẳng d' đi qua O và vuông góc với d.

Giải bài 13 trang 102 SBT toán 7 tập 1

Vẽ đường thẳng d và điểm O nằm ngoài đường thẳng d trên giấy trong. Hãy gấp tờ giấy để nếp gấp đi qua điểm O và vuông góc với đường thẳng d.
Bài giải:
Với điểm O ở ngoài đường thẳng d, để nếp gấp đi qua điểm O và vuông góc với đường thẳng d, ta phải gấp tờ giấy sao cho nếp gấp đi qua điểm O và hai nửa đường thẳng d trùng nhau.

Giải bài 14 trang 102 SBT toán 7 tập 1

Vẽ hình theo cách diễn đạt bằng lời sau: Vẽ góc xOy có số đo bằng $60^0$. Lấy điểm A trên tia Ox (A khác O) rồi vẽ đường thẳng $d_1$ vuông góc với tia Ox tại A. Lấy điểm B trên tia Oy (B khác O) rồi vẽ đường thẳng $d_2$ vuông góc với tia Oy tại B. Gọi giao điểm của $d_1$ và $d_2$ là C.
Chú ý: có nhiều hình vẽ khác nhau tùy theo vị trí điểm A, B được chọn.
Bài giải:
Tùy theo cách chọn vị trí điểm A, B ta có các hình vẽ như sau:
Vị trí 1:
giaibaitaptoan.blogspot.com
Vị trí 2:
giaibaitaptoan.blogspot.com
Vị trí 3:
giaibaitaptoan.blogspot.com



Giải bài 15 trang 102 SBT toán 7 tập 1

Cho đoạn thẳng AB dài 24mm. Hãy vẽ đường trung trực của đoạn thẳng đó. Nói rõ cách vẽ.
Bài giải:
- Dùng thước có chia khoảng vẽ đoạn thẳng AB = 24mm
- Vẽ trung điểm M của đoạn thẳng AB bằng cách lấy điểm M trên AB sao cho AM = 12mm.
- Dùng êke vẽ đường thẳng d đi qua M và d vuông góc với AB tại M.
- Đường thẳng d chính là đường trung trực của đoạn thẳng AB.




Mỗi bài toán có nhiều cách giải, đừng quên chia sẻ cách giải hoặc ý kiến đóng góp của bạn ở khung nhận xét bên dưới. Xin cảm ơn!

CÙNG CHIA SẺ ĐỂ KIẾN THỨC ĐƯỢC LAN TỎA!

Previous
Next Post »
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm trang GIẢI BÀI TẬP TOÁN và để lại những cảm nhận tích cực!