Giải SBT toán 6 Tập hợp các số tự nhiên.

"Trong hai số tự nhiên khác nhau luôn có một số lớn hơn số kia. Mỗi số tự nhiên có một số liền sau. Mọi số tự nhiên khác 0 đều có số liền trước. Số liền trước của số tự nhiên x luôn nhỏ hơn x một đơn vị"  Những câu đó nghe quen quen, hình như ta đã gặp ở đâu đó rồi !? Không phải nghe quen, mà ta đã được học rồi, đã áp dụng để giải những bài tập trong SGK rồi, Giờ cần hoàn thành thêm những bài tập trong SBT này nữa là sẽ ghi nhớ được những lời cô giáo đã dạy trên lớp trước đó.

Giải bài 10 trang 7 SBT toán 6 tập 1.

a) Viết số tự nhiên liền sau mỗi số : 199, x (với x $\in$ N)
b) Viết số tự nhiên liền trước mỗi số: 400, y (với y $\in$ N*)
Bài giải:
a) Ta biết rằng mỗi số liền sau của số tự nhiên a lớn hơn số a 1 đơn vị nên:
Số tự nhiên liền sau số 199 là số 200
Số tự nhiên liền sau số x là số (x + 1)
b) Mỗi số liền trước số tự nhiên a nhỏ hơn a 1 đơn vị
Số tự nhiên liền trước số 400 là 399
Số tự nhiên liền trước số y là số (y - 1) với y $\in$ N*

Giải bài 11 trang 7 SBT toán 6 tập 1.

Viết các tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử: 
a) A = {x $\in$ N | 18 < x < 21}
b) B = {x $\in$ N* | x < 4}
c) C = {x $\in$ N | 35 $\leq$ x $\leq$ 38}
Bài giải:
Ta sẽ liệt kê các phần tử trong các tập hợp như sau:
a) A = {19; 20}
b) B = {1; 2; 3}
c) C = {35; 36; 37; 38}

Giải bài 12 trang 7 SBT toán 6 tập 1.

Điền vào chỗ trống để ba số ở mỗi dòng là ba số tự nhiên liên tiếp giảm dần:
a) ..., 1200, ...
b) ..., ..., m
Bài giải:
a) Số tự nhiên liền trước của số x $\neq$ 0 là x - 1. Nên:
Số liền trước của 1200 là 1200 - 1 = 1199
Số liền sau của 1200 là 1200 + 1 = 1201
Vậy ba số tự nhiên liên tiếp giảm dần trong trường hợp này là 1201; 1200; 1199
b) Tương tự ta có ba số tự nhiên liên tiếp giảm dần là: m + 2; m + 1; m

Giải bài 13 trang 7 SBT toán 6 tập 1.

Viết tập hợp A các số tự nhiên x mà x $\notin$ N*
Bài giải:
Tập N* là tập hợp các số tự nhiên khác 0
Nên A = {0}

Giải bài 14 trang 7 SBT toán 6 tập 1.

Có bao nhiêu số tự nhiên không vượt quá n, trong đó n $\in$ N?
Bài giải:
Tập hợp các số tự nhiên không vượt quá n, trong đó n $\in$ N là {0, 1, 2, 3..., n}
Tập hợp đó gồm n + 1 phần tử
Nên ta có (n + 1) số tự nhiên không vượt quá n, với $\in$ N

Giải bài 15 trang 7 SBT toán 6 tập 1.

Trong các dòng sau, dòng nào cho ta ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần?
a) x, x + 1, x + 2           trong đó x $\in$ N
b) b - 1, b, b + 1            trong đó b $\in$ N*
c) c, c + 1, c + 3            trong đó c $\in$ N
d) m + 1, m, m - 1         trong đó m $\in$ N*
Bài giải:
Với các số tự nhiên liên tiếp tăng dần thì mỗi số sau lớn hơn số liền trước nó 1 đơn vị.
Ta thấy:
(x + 1) lớn hơn x một đơn vị, (x + 2) lớn hơn (x + 1) một đơn vị
b lớn hơn (b - 1) một đơn vị, (b + 1) lớn hơn b một đơn vị
Do đó chỉ có câu a và b cho ta ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần.


Mỗi bài toán có nhiều cách giải, đừng quên chia sẻ cách giải hoặc ý kiến đóng góp của bạn ở khung nhận xét bên dưới. Xin cảm ơn!

CÙNG CHIA SẺ ĐỂ KIẾN THỨC ĐƯỢC LAN TỎA!

Previous
Next Post »
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm trang GIẢI BÀI TẬP TOÁN và để lại những cảm nhận tích cực!