Giải bài tập phép trừ và phép chia
Bài 41 trang 22 SGK số học 6
Hà Nội, Huế, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh nằm trên quốc lộ 1 theo thứ tự như trên. Cho biết các quãng đường trên quốc lộ ấy:Hà Nội - Huế : 658km,
Hà Nội - Nha Trang : 1278km,
Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh : 1710km.
Tính các quãng đường : Huế - Nha Trang, Nha Trang - Thành phố Hồ Chí Minh.
Bài giải:
Quãng đường Huế - Nha Trang: 620km.
Nha Trang - Thành phố Hồ Chí Minh: 432km.
Bài 42 trang 23 SGK số học 6
Các số liệu về kênh đào Xuy-ê (Ai Cập) nối Địa Trung Hải và Hồng Hải được cho trong bảng 1 và bảng 2 (Xem SGK)a) Trong bảng 1, các số liệu ở năm 1955 tăng thêm (hay giảm bớt) bao nhiêu so với năm 1869 (năm khánh thành kênh đào) ?
b) Nhờ đi qua kênh đào Xuy-ê, mỗi hành trình trong bảng 2 giảm bớt được bao nhiêu kilômét ?
Bài giải:
Chiều rộng mặt kênh tăng lên 77m.
Chiều rộng đáy kênh tăng lên 28m.
Độ sâu của kênh tăng lên 7m.
Thời gian tàu qua kênh giảm bớt 34 giờ.
Hành trình Luân Đôn - Bom-bay giảm bớt 7300km.
Hành trình Mác-xây - Bom-bay giảm bớt 8600km.
Hành trình Ô-đét-xa - Bom-bay giảm bớt 12200km.
Bài 43 trang 23 SGK số học 6
Tính khối lượng của quả bí ở hình 18(Xem SGK) khi cân thăng bằng:Bài giải:
Áp dụng điều lưu ý trong phần lý thuyết, kết hợp với hình vẽ ta thấy:
Khối lượng quả bí + 100g = 1500g.
Do đó khối lượng của quả bí là 1500g - 100g = 1400g.
Bài 44 trang 24 SGK số học 6
Tìm số tự nhiên x, biết:a) x : 13 = 41; b) 1428 : x = 14; c) 4x : 17 = 0;
d) 7x - 8 = 713; e) 8(x - 3) = 0; g) 0 : x = 0.
Bài giải:
Áp dụng kiến thức trong phần lý thuyết đã học, ta có:
a) x : 13 = 41 suy ra x = 41 . 13 = 533.
b) 1428 : x = 14 suy ra x = 1428 : 14 = 102.
c) 4x : 17 = 0 suy ra x = 0.
d) 7x - 8 = 713 suy ra 7x = 713 + 8 = 721. Do đó x = 721 : 7 = 103.
e) 8(x - 3) = 0 suy ra x - 3 = 0. Do đó x = 3.
g) Vì x là số chia nên x ≠ 0. Ta có 0 : x = 0 suy ra x . 0 = 0.
Vì bất kỳ số nào nhân với 0 đều bằng 0 nên x là một số tự nhiên bất kì, khác 0.
Bài 45 trang 24 SGK số học 6
Điền vào ô trống sao cho a = b . q + r với 0 ≤ r < b:
a
|
392
|
278
|
357
|
360
|
420
|
b
|
29
|
13
|
21
|
14
|
35
|
q
|
13
|
21
|
17
|
25
|
12
|
r
|
15
|
5
|
0
|
10
|
0
|
Bài 46 trang 24 SGK số học 6
a) Trong phép chia cho 2, số dư có thể bằng 0 hoặc 1. Trong mỗi phép chia cho 3, cho 4, cho 5, số dư có thể bằng bao nhiêu ?b) Dạng tổng quát của số chia hết cho 2 là 2k, dạng tổng quát của số chia hết cho 2 dư 1 là 2k + 1 với k ∈ N. Hãy viết dạng tổng quát của số chia hết cho 3, số chia hết cho 3 dư 1, số chia hết cho 3 dư 2.
Bài giải:
a) Số dư trong phép chia một số tự nhiên cho số tự nhiên b ≠ 0 là một số tự nhiên r < b nghĩa là r có thể là 0; 1;...; b - 1. Do đó:
Số dư trong phép chia cho 3 có thể là 0; 1; 2.
Số dư trong phép chia cho 4 có thể là: 0; 1; 2; 3.
Số dư trong phép chia cho 5 có thể là: 0; 1; 2; 3; 4.
b) Dạng tổng quát của số tự nhiên chia hết cho 3 là 3k, với k ∈ N.
Dạng tổng quát của số tự nhiên chia hết cho 3, dư 1 là 3k + 1, với k ∈ N.
Dạng tổng quát của số tự nhiên chia hết cho 3, dư 2 là 3k + 2, với k ∈ N.
Bài 47 trang 24 SGK số học 6
Tìm số tự nhiên x, biếta) (x - 35) - 120 = 0 b) 124 + (118 - x) = 217
c) 156 - (x + 61) = 82.
Bài giải:
Vận dụng lưu ý trong phần lý thuyết đã học, ta có:
a) (x - 35) - 120 = 0 suy ra x - 35 = 120. Do đó x = 120 + 35 = 155.
b) 124 + (118 - x) = 217 suy ra 118 - x = 217 - 124 hay 118 - x = 93.
Do đó x = 118 - 93 = 25.
c) 156 - (x + 61) = 82 suy ra x + 61 = 156 - 82 hay x + 61 = 74.
Do đó x = 74 - 61 = 13.
Mỗi bài toán có nhiều cách giải, đừng quên chia sẻ cách giải hoặc ý kiến đóng góp của bạn ở khung nhận xét bên dưới. Xin cảm ơn!
EmoticonEmoticon