Giải bài tập cộng, trừ số hữu tỉ

Giải bài 6 trang 10 SGK đại số 7 tập 1

Tính:


a) $\frac{-1}{21}$ + $\frac{-1}{28}$                  b) $\frac{-8}{18}$ - $\frac{15}{27}$                 c) $\frac{-5}{12}$ + 0,75 d) 3,5 - $\frac{-2}{7}$

Bài giải:

a) $\frac{-1}{21}$ + $\frac{-1}{28}$ = $\frac{-1 . 28 -1 .21}{28 . 21}$ = $\frac{-49}{588}$ = $\frac{-1}{12}$

b) $\frac{-8}{18}$ - $\frac{15}{27}$ = $\frac{-4}{9}$ - $\frac{5}{9}$ = $\frac{-9}{9}$ = -1

c) $\frac{-5}{12}$ + 0,75 = $\frac{-5}{12}$ + $\frac{75}{100}$ = $\frac{-5}{12}$ + $\frac{3}{4}$ = $\frac{-5}{12}$ + $\frac{9}{12}$ = $\frac{4}{12}$ = $\frac{1}{3}$

d) 3,5 - $\frac{-2}{7}$ = $\frac{35}{10}$ + $\frac{2}{7}$ = $\frac{7}{2}$ + $\frac{2}{7}$ = $\frac{49 + 4}{14}$ = $\frac{53}{14}$

Giải bài 7 trang 10 SGK đại số 7 tập 1

Ta có thể viết số hữu tỉ $\frac{-5}{16}$ dưới các dạng sau đây:

a) $\frac{-5}{16}$ là tổng của hai số hữu tỉ âm . Ví dụ $\frac{-5}{16}$ = $\frac{-1}{8}$ + $\frac{-3}{16}$

b) $\frac{-5}{16}$ là hiệu của hai số hữu tỉ dương. Ví dụ: $\frac{-5}{16}$ = 1 - $\frac{21}{16}$
Với mỗi câu, em hãy tìm thêm một ví dụ
Bài giải:
Với mỗi câu có thể có nhiều đáp án, chẳng hạn:

a) $\frac{-5}{16}$ = $\frac{-3}{16}$ + $\frac{-2}{16}$ = $\frac{-1}{16}$ + $\frac{-5}{20}$ = $\frac{-1}{16}$ + $\frac{-1}{4}$ =...

b) $\frac{-5}{16}$ = $\frac{2}{8}$ - $\frac{9}{16}$ = $\frac{17}{16}$ - $\frac{11}{8}$ = $\frac{1}{4}$ - $\frac{9}{16}$ =...

Giải bài 8 trang 10 SGK đại số 7 tập 1

Tính:
a) $\frac{3}{7}$ + $\frac{-5}{2}$ + $\frac{3}{-5}$           b) $\frac{-4}{3}$ + $\frac{-2}{5}$ + $\frac{-3}{2}$
c) $\frac{4}{5}$ - $\frac{-2}{7}$ - $\frac{7}{10}$            d) $\frac{2}{3}$ - [($\frac{-7}{4}$ - ($\frac{1}{2}$ + $\frac{3}{8}$)]
Bài giải:

a) $\frac{3}{7}$ + $\frac{-5}{2}$ + $\frac{3}{-5}$ = $\frac{30}{70}$ + $\frac{-175}{70}$ + $\frac{-42}{70}$

= $\frac{30 + (-175) + 42)}{70}$ = $\frac{-187}{70}$ = -2$\frac{47}{70}$

b)  $\frac{-4}{3}$ + $\frac{-2}{5}$ + $\frac{-3}{2}$ = $\frac{-40}{30}$ + $\frac{-12}{30}$ + $\frac{-45}{30}$

= $\frac{-40 + (-12) + (-45)}{30}$ = $\frac{-97}{30}$ = -3$\frac{7}{30}$

c) $\frac{4}{5}$ - $\frac{-2}{7}$ - $\frac{7}{10}$ = $\frac{56}{70}$ + $\frac{20}{70}$ - $\frac{49}{70}$

= $\frac{56 + 20 - 49}{70}$ = $\frac{27}{70}$

d) $\frac{2}{3}$ - [($\frac{-7}{4}$ - ($\frac{1}{2}$ + $\frac{3}{8}$)] = $\frac{2}{3}$ - [$\frac{-14 - (4 + 3)}{8}$] = $\frac{2}{3}$ + $\frac{21}{8}$

= $\frac{16 + 63}{24}$ = $\frac{79}{24}$ = 3$\frac{7}{24}$

Giải bài 9 trang 10 SGK đại số 7 tập 1

Tìm x, biết:
a) x + $\frac{1}{3}$ = $\frac{3}{4}$                      b) x - $\frac{2}{5}$ = $\frac{5}{7}$
c) -x - $\frac{2}{3}$ = $\frac{-6}{7}$                    d) $\frac{4}{7}$ - x = $\frac{1}{3}$

Bài giải:
a) x + $\frac{1}{3}$ = $\frac{3}{4}$

<=> x = $\frac{3}{4}$ - $\frac{1}{3}$

<=> x = $\frac{9}{12}$ - $\frac{4}{12}$

<=> x = $\frac{5}{12}$

b) x - $\frac{2}{5}$ = $\frac{5}{7}$

<=> x = $\frac{5}{7}$ + $\frac{2}{5}$

<=> x = $\frac{25}{35}$ + $\frac{14}{35}$

<=> x = $\frac{39}{35}$ = 1$\frac{4}{35}$

c) -x - $\frac{2}{3}$ = $\frac{-6}{7}$

<=> x = $\frac{-2}{3}$ + $\frac{6}{7}$

<=> x = $\frac{-14}{21}$ + $\frac{18}{21}$

<=> x = $\frac{4}{21}$

d) $\frac{4}{7}$ - x = $\frac{1}{3}$

<=> x = $\frac{4}{7}$ - $\frac{1}{3}$

<=> x = $\frac{12}{21}$ - $\frac{7}{21}$

<=> x = $\frac{5}{21}$

Giải bài 10 trang 10 SGK đại số 7 tập 1

Cho biểu thức:

A = (6 - $\frac{2}{3}$ + $\frac{1}{2}$) - (5 + $\frac{5}{3}$ - $\frac{3}{2}$) - (3 - $\frac{7}{3}$ + $\frac{5}{2}$)

Hãy tính giá trị của A theo hai cách
Cách 1: Trước hết tính giá trị của từng biểu thức trong ngoặc
Cách 2: Bỏ dấu ngoặc rồi nhóm các số hạng thích hợp
Bài giải:
Cách 1: Tính giá trị từng biểu thức trong ngoặc

A = $\frac{36 - 4 + 3}{6}$ - $\frac{30 + 10 - 9}{6}$ - $\frac{18 - 14 + 15}{6}$ = $\frac{35}{6}$ - $\frac{31}{6}$ - $\frac{19}{6}$ = $\frac{-15}{6}$ = -2$\frac{1}{2}$

Cách 2: Bỏ dấu ngoặc rồi nhóm các số hạng thích hợp

A = 6 - $\frac{2}{3}$ + $\frac{1}{2}$ - 5 - $\frac{5}{3}$ + $\frac{3}{2}$ - 3 + $\frac{7}{3}$ - $\frac{5}{2}$ = (6-5-3) - ($\frac{2}{3}$ + $\frac{5}{3}$ - $\frac{7}{3}$) + ($\frac{1}{2}$ + $\frac{3}{2}$ - $\frac{5}{2}$)
= -2 - 0 - $\frac{1}{2}$ = -(2 + $\frac{1}{2}$) = -$\frac{5}{2}$ = -2$\frac{1}{2}$
Mỗi bài toán có nhiều cách giải, đừng quên chia sẻ cách giải hoặc ý kiến đóng góp của bạn ở khung nhận xét bên dưới. Xin cảm ơn!

CÙNG CHIA SẺ ĐỂ KIẾN THỨC ĐƯỢC LAN TỎA!

Previous
Next Post »
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm trang GIẢI BÀI TẬP TOÁN và để lại những cảm nhận tích cực!