Giải bài tập bảng lượng giác

Tìm tỉ số lượng giác bằng cách dùng bảng lượng giác hoặc máy tính bỏ túi, không còn gì dễ hơn, chắc chắn các bạn sẽ hoàn thành 100% yêu cầu của bài tập. Thật là háo hức, cùng bắt đầu ngay thôi!

Giải bài tập 18 sgk trang 83 hình 9 tập 1

Dùng bảng lượng giác hoặc máy tính bỏ túi để tìm các tỉ số lượng giác sau (làm tròn đến chữ số thập phân thứ tư):
a) sin $40^0$12’                             b) cos $52^0$54’
c) tg $63^0$36’                               d) cotg $25^0$18’

Bài giải:
a) sin $40^0$12’ $\approx$ 0,6455        b) cos $52^0$54’ $\approx$ 0,6032
c) tg $63^0$36’ $\approx$ 2,0145          d) cotg $25^0$18’ $\approx$ 2,1155

Giải bài tập 19 sgk trang 84 hình 9 tập 1

Dùng bảng lượng giác hoặc máy tính bỏ túi để tìm số đo của góc nhọn x (làm tròn đến số phút), biết rằng:
a) sin x = 0,2368                                         b) cos x = 0,6224
c) tg x = 2,154                                            d) cotg x = 3,251
Bài giải:
a) sin x = 0,2368 => x $\approx$ $13^0$42’    b) cos x = 0,6224 => x $\approx$ $51^0$31’
c) tg x = 2,154 => x $\approx$ $65^0$06’        d) cotg x = 3,251 => x $\approx$ $17^0$06’

Giải bài tập 20 sgk trang 84 hình 9 tập 1

Dùng bảng lượng giác (có sử dụng phần hiệu chỉnh) hoặc máy tính bỏ túi, hãy tìm các tỉ số lượng giác sau (làm tròn đến chữ số thập phân thứ tư)
a) Sin $70^0$13’    b) cos $25^0$32’     c) tg $43^0$10’      d) cotg $32^0$15’
Bài giải:
a) Sin $70^0$13’ $\approx$ 0,9410   b) cos $25^0$32’ $\approx$ 0,9023
c) tg $43^0$10’ $\approx$ 0,9380      d) cotg $32^0$15’ $\approx$ 1,5849

Giải bài tập 21 sgk trang 84 hình 9 tập 1

Dùng bảng lượng giác hoặc máy tính bỏ túi để tìm góc nhọn x (làm tròn kết quả đến độ), biết rằng:
a) sin x = 0,3495           b) cos x = 0,5427  
c) tg x = 1,5142            d) cotg x = 3,163
Bài giải:
a) sin x = 0,3495 => x $\approx$ $20^0$          b) cos x = 0,5427 => x $\approx$ $57^0$
c) tg x = 1,5142 => x $\approx$ $57^0$            d) cotg x = 3,163 => x $\approx$ $18^0$

Giải bài tập 22 sgk trang 84 hình 9 tập 1

So sánh
a) sin $20^0$ và sin $70^0$                       b) cos $25^0$ và cos $63^0$15’
c) tg $73^0$20’ và tg $45^0$                     d) cotg $2^0$ và cotg $37^0$40’
Bài giải:
Trước hết các bạn ghi vào sổ tay tính chất: Khi góc $\alpha$ tăng từ $0^0$ đến $90^0$ thì sin $\alpha$ và tg $\alpha$ tăng còn cos $\alpha$ và cotg $\alpha$ giảm.
Và sử dụng ngay thôi
a) Vì $20^0$ < $70^0$ nên sin $20^0$ < sin $70^0$  
b) Vì $25^0$ < $63^0$ nên cos $25^0$ > cos $63^0$15’
c) Vì $73^0$ > $45^0$ nên tg $73^0$20’ > tg $45^0$
d) Vì $2^0$ < $37^0$ nên cotg $2^0$ > cotg $37^0$40’

Giải bài tập 23 sgk trang 84 hình 9 tập 1

Tính
a) $\frac{sin 25^0}{cos 65^0}$          b) tg $58^0$ - cotg $32^0$
Bài giải:
a) Vì góc $25^0$ và góc $65^0$ là hai góc phụ nhau nên cos $65^0$ = sin $25^0$. Do đó ta có:
$\frac{sin 25^0}{cos 65^0}$ = $\frac{sin 25^0}{sin 25^0}$ = 1
b) Vì góc $58^0$ và góc $32^0$ là hai góc phụ nhau nên cotg $32^0$ = tg $58^0$. Do đó ta có:
tg $58^0$ - cotg $32^0$ = tg $58^0$ - tg $58^0$ = 0

Giải bài tập 24 sgk trang 84 hình 9 tập 1

Sắp xếp các tỉ số lượng giác sau theo thứ tự tăng dần:
a) sin $78^0$, cos $14^0$, sin $47^0$, cos $87^0$
b) tg $73^0$, cotg $25^0$, tg $62^0$, cotg $38^0$
Bài giải:
a) Ta có cos $14^0$ = sin $75^0$;  cos $87^0$ = sin $3^0$
Vì sin $3^0$ < sin $47^0$ < sin $76^0$ < sin $78^0$
Nên cos $87^0$ < sin $47^0$ < cos $14^0$ < sin $78^0$
b) Ta có cotg $25^0$ = tg $65^0$; cotg $38^0$ = tg $52^0$
Vì tg $52^0$ < tg $62^0$ < tg $65^0$ < tg $73^0$
Nên cotg $38^0$ < tg $62^0$ < cotg $25^0$ < tg $73^0$

Giải bài tập 25 sgk trang 84 hình 9 tập 1

So sánh
a) tg $25^0$ và sin $25^0$              b) cotg $32^0$ và cos $32^0$
c) tg $45^0$ và cos $45^0$             d) cotg $60^0$ và sin $30^0$
Bài giải:
Áp dụng tính chất sin $\alpha$ < tg $\alpha$, cos $\alpha$ < cotg $\alpha$. Ta có:
a)  tg $25^0$ > sin $25^0$         b) cotg $32^0$ > cos $32^0$
c) cos $45^0$ = sin $45^0$ mà tg $45^0$ > sin $45^0$ nên tg $45^0$ > cos $45^0$
d) cos $60^0$ = sin $30^0$ mà cotg $60^0$ > cos $60^0$ nên  cotg $60^0$ > sin $30^0$

Xem bài trước: Luyện tập tỉ số lượng giác của góc nhọn


Mỗi bài toán có nhiều cách giải, đừng quên chia sẻ cách giải hoặc ý kiến đóng góp của bạn ở khung nhận xét bên dưới. Xin cảm ơn!

CÙNG CHIA SẺ ĐỂ KIẾN THỨC ĐƯỢC LAN TỎA!

Previous
Next Post »
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm trang GIẢI BÀI TẬP TOÁN và để lại những cảm nhận tích cực!