Giải bài luyện tập phép trừ và phép chia.

Bài 48 trang 24 SGK số học 6

Tính nhẩm bằng cách thêm vào ở số hạng này, bớt đi ở số hạng kia cùng một số thích hợp:
Ví dụ: 57 + 96 = (57 - 4) + (96 + 4) = 53 + 100 = 153.
Hãy tính nhẩm: 35 + 98                        46 + 29.
Bài giải:
35 + 98 = (35 - 2) + (98 + 2) = 33 + 100 = 133.
46 + 29 = (46 - 1) + (29 + 1) = 45 + 30 = 75

Bài 49 trang 24 SGK số học 6

Tính nhẩm bằng cách thêm vào số bị trừ và số trừ cùng một số thích hợp:
Ví dụ: 135 - 98 = (135 + 2) - (98 + 2) = 137 - 100 = 37.
Hãy tính nhẩm: 321 - 96                      1354 - 997.
Bài giải:
321 - 96 = (321 + 4) - (96 + 4) = 325 - 100 = 225.
1354 - 997 = (1354 + 3) - (997 + 3) = 1357 - 1000 = 357.

Bài 51 trang 25 SGK số học 6

Đố: Điền số thích hợp vào ô vuông ở hình bên sao cho tổng các số ở mỗi dòng, ở mỗi cột, ở mỗi đường chéo đều bằng nhau.
Toán lớp 6
Bài giải:
Từ đường chéo đã cho ta tính được tổng các số ở các dòng, các cột các đường chéo là 2 + 5 + 8 = 15. Do đó nếu biết hai số trên một dòng hoặc một cột ta sẽ tìm được số thứ ba trên dòng hoặc cột đó.
- Chẳng hạn, ta có thể tìm được số chưa biết ở cột thứ ba như sau: 
Gọi số chưa biết ở cột thứ ba là x, ta có:
 x + 2 + 6 = 15 hay x + 8 = 15. Do đó: x = 15 - 8 = 7.
- Ở dòng thứ ba, ta đã biết 8 và 6 với tổng 8 + 6 = 14. Do đó phải điền vào ô ở dòng ba cột hai số 1. 
- Ở dòng 2 cột 3 ta đã biết hai số là 5 và 7 với 5 + 7 = 12. Do đó phải điền tiếp số 3 vào ô dòng hai cột một. 
- Ở cột thứ nhất có hai số đã biết là 8 và 3 với tổng 8 + 3 = 11. Do đó phải điền vào ô ở dòng một cột một số 4.
- Còn lại, phải điền số 9 vào ô ở dòng một cột hai. Kết quả cuối cùng được thể hiện ở bảng sau:
Số học lớp 6

Bài 52 trang 25 SGK số học 6

a) Tính nhẩm bằng cách nhân thừa số này, chia thừa số kia cho cùng một số thích hợp:
14 . 50;                                      16 . 25
b) Tính nhẩm bằng cách nhân cả số bị chia và số chia với cùng một số thích hợp:
2100 : 50;                                  1400 : 25.
c) Tính nhẩm bằng cách áp dụng tính chất (a + b) : c = a : c + b : c (trường hợp chia hết):
132 : 12;                                    96 : 8.
Bài giải:
a) 14 . 50 = (14 : 2)(50 . 2) = 7 . 100 = 700
16 . 25 = (16 : 4)(25 . 4) = 4 . 100 = 400.
b) 2100 : 50 = (2100 . 2) : (50 . 2) = 4200 : 100 = 42
1400 : 25 = (1400 . 4) : (25 . 4) = 5600 : 100 = 56.
c) 132 : 12 = (120 + 12) : 12 = 120 : 12 + 12 : 12 = 10 + 1 = 11
96 : 8 = (80 + 16) : 8 = 80 : 8 + 16 : 8 = 10 + 2 = 12

Bài 53 trang 25 SGK số học 6

Bạn Tâm dùng 21000 đồng mua vở. Có hai loại vở: loại I giá 2000 đồng một quyển, loại II giá 1500 đồng một quyển. Bạn Tâm mua được nhiều nhất bao nhiêu quyển vở nếu:
a) Tâm chỉ mua vở loại I?
b) Tâm chỉ mua vở loại II?
Bài giải:
a) Giả sử Tâm chỉ mua vở loại I và số vở mua được nhiều nhất là x. Lúc đó số tiền mua x quyển vở loại I là 2000x và số tiền còn lại không đủ để mua thêm một quyển nữa. 
Gọi số tiền còn lại là r tức là:  r = 21000 - 2000x hay 21000 = 2000x + r, với r < 2000. Điều này có nghĩa: x là thương của phép chia 21000 cho 2000.
Thực hiện phép chia x = 21000 : 2000 ta được x = 10 và dư 1000.
Vậy số vở loại I Tâm mua được nhiều nhất là 10 quyển và còn dư 1000 đồng.
b) Tương tự nếu chỉ mua vở loại II thì Tâm sẽ mua được nhiều nhất là 14 quyển.

Bài 54 trang 25 SGK số học 6

Một tàu hỏa cần chở 1000 khách du lịch. Biết rằng mỗi toa có 12 khoang, mỗi khoang có 8 chỗ ngồi. Cần ít nhất mấy toa để chở hết số khách du lịch?
Bài giải:
Mỗi toa có thể chở được: 8 . 12 = 96 (khách).
Ta có 1000 = 96 . 10 + 40.
Như vậy nếu chỉ xếp vào 10 toa thì thừa 40 khách. Do đó phải thêm ít nhất một toa để chở 40 khách còn lại. Vậy cần ít nhất 11 toa để chở hết 1000 khách.

Các bạn hãy cùng phân tích xem bạn Tâm mua được 14 quyển vở loại II như thế nào nhé!


Mỗi bài toán có nhiều cách giải, đừng quên chia sẻ cách giải hoặc ý kiến đóng góp của bạn ở khung nhận xét bên dưới. Xin cảm ơn!

CÙNG CHIA SẺ ĐỂ KIẾN THỨC ĐƯỢC LAN TỎA!

Previous
Next Post »
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm trang GIẢI BÀI TẬP TOÁN và để lại những cảm nhận tích cực!