Giải SBT toán 7 nhân chia số hữu tỉ.

Khi cộng hai số tự nhiên ta luôn được một số tự nhiên. Ta nói phép cộng luôn thực hiện được trong tập hợp số tự nhiên. Khi trừ hai số tự nhiên, kết quả có thể không phải là số tự nhiên, ta nói phép trừ không luôn luôn được thực hiện trong tập hợp số tự nhiên. Còn trong tập hợp số hữu tỉ thì sao. Hãy cùng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi thú vị này!

Giải bài 10 trang 8 SBT toán 7 tập 1.

Tính:
a) $\frac{-1}{39}$ + $\frac{-1}{52}$            b) $\frac{-6}{9}$ + $\frac{-12}{16}$        c) $\frac{-2}{5}$ - $\frac{-3}{11}$          d) $\frac{-34}{37}$.$\frac{74}{-85}$       e) $\frac{-5}{9}$ : $\frac{-7}{18}$
Bài giải:
a) $\frac{-1}{39}$ + $\frac{-1}{52}$ = $\frac{-57 - 39}{39.52}$ = $\frac{-91}{2028}$ = $\frac{-7}{156}$
b) $\frac{-6}{9}$ + $\frac{-12}{16}$ = $\frac{-2}{3}$ + $\frac{-3}{4}$ = $\frac{-2.4 + (-3).3}{3.4}$ = $\frac{-17}{12}$
c) $\frac{-2}{5}$ - $\frac{-3}{11}$ = $\frac{-2.11 - (-3).5}{5.11}$ = $\frac{-7}{55}$
d) $\frac{-34}{37}$.$\frac{74}{-85}$ = $\frac{-34.74}{37.(-85)}$ = $\frac{-17.2.37.2}{37.(-5.17)}$ = $\frac{4}{5}$
e) $\frac{-5}{9}$ : $\frac{-7}{18}$ = $\frac{-5}{9}$.$\frac{18}{-7}$ = $\frac{-5.2.9}{9.(-7)}$ = $\frac{10}{7}$.

Giải bài 11 trang 8 SBT toán 7 tập 1.

Viết số hữu tỉ $\frac{-7}{20}$ dưới các dạng sau đây:
a) Tích của hai số hữu tỉ.
b) Thương của hai số hữu tỉ
c) Tổng của một số hữu tỉ dương và một số hữu tỉ âm
d) Tổng của hai số hữu tỉ âm trong đó một số là $\frac{-1}{5}$
Bài giải:
a) Số hữu tỉ $\frac{-7}{20}$ = $\frac{-1}{4}$.$\frac{7}{5}$
b) Số hữu tỉ $\frac{-7}{20}$ = $\frac{-1}{5}$:$\frac{4}{7}$
c) Số hữu tỉ $\frac{-7}{20}$ = $\frac{2}{5}$ + $\frac{-3}{4}$
d) Số hữu tỉ $\frac{-7}{20}$ = $\frac{-1}{5}$ + $\frac{-3}{20}$

Giải bài 12 trang 9 SBT toán 7 tập 1.

Điền các số hữu tỉ thích hợp vào các ô trống trong hình tháp dưới đây, biết rằng:
giaibaitaptoan.blogspot.com
Bài giải:
Sau khi tính toán cẩn thận, ta sẽ điền như sau:
giaibaitaptoan.blogspot.com
Điền số thích hợp vào ô trống.
Các số hữu tỉ màu đỏ là số ta vừa điền.

Giải bài 13 trang 9 SBT toán 7 tập 1.

Điền số nguyên thích hợp vào ô vuông:
$\frac{1}{2}$ - ($\frac{1}{3}$ + $\frac{1}{4}$) < $\square$ < $\frac{1}{48}$ - ($\frac{1}{16}$ - $\frac{1}{6}$)
Bài giải:
Sau khi biến đổi ta đươc:
$\frac{-1}{12}$ < $\square$ < $\frac{1}{8}$
Vì số cần điền là số nguyên nên chỉ có thể là số 0.

Giải bài 14 trang 9 SBT toán 7 tập 1.

Tính giá trị của các biểu thức A, B, C rồi sắp xếp các kết quả tìm được theo thứ tự từ nhỏ đến lớn:
A = $\frac{2}{3}$ + $\frac{3}{4}$.($\frac{-4}{9}$)
B = 2$\frac{3}{11}$.1$\frac{1}{12}$.(-2,2)
C = ($\frac{3}{4}$ - 0,2).(0,4 - $\frac{4}{5}$)
Bài giải:
Ta có:
A = $\frac{2}{3}$ + $\frac{3}{4}$.($\frac{-4}{9}$) = $\frac{2}{3}$ + $\frac{-1}{3}$ = $\frac{2 - 1}{3}$ = $\frac{1}{3}$
B = 2$\frac{3}{11}$.1$\frac{1}{12}$.(-2,2) = $\frac{25}{11}$.$\frac{13}{12}$.($\frac{-22}{10}$) = $\frac{5.5.13.(-2.11)}{11.12.10}$ = $\frac{-10.11.5.13}{10.11.12}$ = $\frac{-65}{12}$
C = ($\frac{3}{4}$ - 0,2).(0,4 - $\frac{4}{5}$) = ($\frac{3}{4}$ - $\frac{2}{10}$).($\frac{4}{10}$ - $\frac{4}{5}$) = $\frac{15 - 4}{20}$.$\frac{4 - 8}{10}$ = $\frac{11}{20}$.($\frac{-4}{10}$) = $\frac{11}{5}$.($\frac{-1}{10}$) = $\frac{-11}{50}$.
Ta có:
$\frac{65}{12}$ > 1 <=> $\frac{-65}{12}$ < -1
$\frac{11}{50}$ < 1 <=> $\frac{-11}{50}$ > -1
Suy ra $\frac{-65}{12}$ < -1 < $\frac{-11}{50}$ < $\frac{1}{3}$
Vậy B < C < A.

Giải bài 15 trang 9 SBT toán 7 tập 1.

Tìm tập hợp các số nguyên x, biết rằng:

4$\frac{5}{9}$ : 2$\frac{5}{18}$ - 7 < x < (3$\frac{1}{5}$ : 3,2 + 4,5.1$\frac{31}{45}$) : (-21$\frac{1}{2}$)
Bài giải:
Ta có 4$\frac{5}{9}$ : 2$\frac{5}{18}$ - 7 < x < (3$\frac{1}{5}$ : 3,2 + 4,5.1$\frac{31}{45}$) : (-21$\frac{1}{2}$)
<=> $\frac{41}{9}$ : $\frac{41}{18}$ - 7 < x < ($\frac{16}{5}$ : $\frac{32}{10}$ + $\frac{45}{10}$.$\frac{76}{45}$) : ($\frac{-43}{2}$)
<=> $\frac{41}{9}$ . $\frac{18}{41}$ - 7 < x < ($\frac{16}{5}$.$\frac{10}{32}$ + $\frac{76}{10}$).($\frac{-2}{43}$)
<=> 2 - 7 < x < (1 + $\frac{76}{10}$).($\frac{-2}{43}$)
<=> -5 < x < $\frac{76}{10}$.($\frac{-2}{43}$)
<=> -5 < x < $\frac{-2}{5}$
<=> -5 < x < -0,4
Mà x là số nguyên nên x = {-4;-3;-2-1}

Giải bài 16 trang 9 SBT toán 7 tập 1.

Tìm x thuộc Q biết rằng:
a) $\frac{11}{12}$ - ($\frac{2}{5}$ + x) = $\frac{2}{3}$
b) 2x(x - $\frac{1}{2}$) = 0
c) $\frac{3}{4}$ + $\frac{1}{4}$ : x = $\frac{2}{5}$
Bài giải:
a) $\frac{11}{12}$ - ($\frac{2}{5}$ + x) = $\frac{2}{3}$
<=> $\frac{11}{12}$ - $\frac{2}{5}$ - x = $\frac{2}{3}$
<=> x = $\frac{11}{12}$ - $\frac{2}{5}$ - $\frac{2}{3}$
<=> x = $\frac{11.5 - 2.12 - 2.20}{12.5}$
<=> x = $\frac{-9}{60}$
<=> x = $\frac{-3}{20}$
b) 2x(x - $\frac{1}{2}$) = 0
<=> $\left[ \,\begin{matrix}2x = 0 \\ x - \frac{1}{2} = 0 \end{matrix}\right.$
<=> $\left[ \,\begin{matrix}x = 0 \\ x = \frac{1}{2}  \end{matrix}\right.$
c) $\frac{3}{4}$ + $\frac{1}{4}$ : x = $\frac{2}{5}$
<=> $\frac{3}{4}$ + $\frac{1}{4x}$ = $\frac{2}{5}$
<=> $\frac{1}{4x}$ = $\frac{2}{5}$ - $\frac{3}{4}$
<=> $\frac{1}{4x}$ = $\frac{8 - 15}{20}$
<=> $\frac{1}{4x}$ = $\frac{-7}{20}$
<=> x = $\frac{-20}{28}$ <=> x $\frac{-5}{7}$.

Giải bài 17 trang 10 SBT toán 7 tập 1.

Tính nhanh giá trị của biểu thức sau:
P = $\frac{0,75 - 0,6 + \frac{3}{7} + \frac{3}{13}}{2,75 - 2,2 + \frac{11}{7} + \frac{11}{13}}$
Bài giải:
P = $\frac{0,75 - 0,6 + \frac{3}{7} + \frac{3}{13}}{2,75 - 2,2 + \frac{11}{7} + \frac{11}{13}}$ = $\frac{\frac{75}{100} - \frac{6}{1110} + \frac{3}{7} + \frac{3}{13}}{\frac{275}{100} - \frac{22}{10} + \frac{11}{7} + \frac{11}{13}}$ = $\frac{\frac{3}{4} - \frac{3}{5} + \frac{3}{7} + \frac{3}{13}}{\frac{11}{4} - \frac{11}{5} + \frac{11}{7} + \frac{11}{13}}$ = $\frac{3.(\frac{1}{4} - \frac{1}{5} + \frac{1}{7} + \frac{1}{13})}{11.(\frac{1}{4} - \frac{1}{5} + \frac{1}{7} + \frac{1}{13})}$ = $\frac{3}{11}$.

Giải bài 18 trang 10 SBT toán 7 tập 1.

Điền các số hữu tỉ thích hợp vào các ô trống trong hình tháp dưới đây theo quy tắc:
a) Quy tắc câu a:
giaibaitaptoan.blogspot.com
Ta sẽ điền như sau:
giaibaitaptoan.blogspot.com
b) Quy tắc câu b:
giaibaitaptoan.blogspot.com
Câu b ta điền như sau:
giaibaitaptoan.blogspot.com
Các số cần điền có mầu đỏ.

Giải bài 19 trang 10 SBT toán 7 tập 1.

Tìm x thuộc Q biết:
a) (x + 1)(x - 2) < 0           b) (x - 2)(x + $\frac{2}{3}$) > 0
Bài giải:
a) Theo đề (x + 1)(x - 2) < 0 suy ra x + 1 và x - 2 là hai số trái dấu.
Mặt khác ta có x + 1 > x - 2.
Do đó: $\begin{cases}x + 1 > 0\\x - 2 < 0\end{cases}$ <=> $\begin{cases}x > -1\\x < 2\end{cases}$ <=> -1 < x < 2
b) Ta có (x - 2)(x + $\frac{2}{3}$) > 0 nên x - 2 và x + $\frac{2}{3}$ là hai số cùng dấu. Khi đó có hai trường hợp xảy ra:
- Trường hợp 1:
$\begin{cases}x - 2 > 0\\x + \frac{2}{3} > 0\end{cases}$ <=> $\begin{cases}x > 2\\x  > - \frac{2}{3}\end{cases}$ <=> x > 2
- Trường hợp 2:
$\begin{cases}x - 2 < 0\\x + \frac{2}{3} < 0\end{cases}$ <=> $\begin{cases}x < 2\\x  < - \frac{2}{3}\end{cases}$ <=> x < $\frac{2}{3}$.
Vậy x > 2 hoặc x < $\frac{2}{3}$.

Giải bài 20 trang 10 SBT toán 7 tập 1.

Khi cộng hai số tự nhiên ta luôn được một số tự nhiên. Ta nói phép cộng luôn thực hiện được trong tập hợp số tự nhiên. Khi trừ hai số tự nhiên, kết quả có thể không phải là số tự nhiên (ví dụ 1 - 3 = ?), ta nói phép trừ không luôn luôn được thực hiện trong tập hợp số tự nhiên. Đố em phép tính nào trong bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia sẽ không luôn luôn thực hiện được trong tập hợp:
a) Tập hợp các số hữu tỉ khác 0.
b) Tập hợp các số hữu tỉ dương
c) Tập hợp các số hữu tỉ âm.
Bài giải:
a) Trong tập hợp các số hữu tỉ khác 0, phép cộng và phép trừ không phải lúc nào cũng thực hiện được.
b) Trong tập hợp các số hữu tỉ dương, phép trừ sẽ không luôn thực hiện được.
c) Trong tập hợp các số hữu tỉ âm thì phép trừ, phép nhân, phép chia không phải lúc nào cũng thực hiện được.

Giải bài 21 trang 11 SBT toán 7 tập 1.

Tìm hai số hữu tỉ x và y sao cho x + y = xy = x : y (y khác 0)
Bài giải:
Ta có x + y = xy <=> x = xy - y <=> x = y(x - 1) <=> x : y = x - 1 (1)
Mặt khác ta có: x : y = x + y (gt)    (2)
Từ (1) và (2) suy ra x - 1 = x + y <=> y = -1
Thay y = -1 vào (1) ta được x = $\frac{1}{2}$
Vậy x = $\frac{1}{2}$, y = -1.

Giải bài 22 trang 11 SBT toán 7 tập 1.

Tính:
M = [($\frac{2}{193}$ - $\frac{3}{386}$).$\frac{193}{17}$ + $\frac{33}{34}$] : [($\frac{7}{2001}$ + $\frac{11}{4002}$).$\frac{2001}{25}$ + $\frac{9}{2}$] 
Bài giải:
M = [($\frac{2}{193}$ - $\frac{3}{386}$).$\frac{193}{17}$ + $\frac{33}{34}$] : [($\frac{7}{2001}$ + $\frac{11}{4002}$).$\frac{2001}{25}$ + $\frac{9}{2}$]
= ($\frac{2}{193}$.$\frac{193}{17}$ - $\frac{3}{2.193}$.$\frac{193}{17}$ + $\frac{33}{34}$):($\frac{7}{2001}$.$\frac{2001}{25}$ + $\frac{11}{4002}$.$\frac{2001}{25}$ + $\frac{9}{2}$)
= ($\frac{2}{17}$ - $\frac{3}{34}$ + $\frac{33}{34}$):($\frac{7}{25}$ + $\frac{11}{50}$ + $\frac{9}{2}$) = $\frac{4 - 3 + 33}{34}$ : $\frac{14 + 11 + 225}{50}$ = $\frac{1}{5}$.

Giải bài 23 trang 11 SBT toán 7 tập 1.

Cho A = [0,8.7 + $(0,8)^2$].(1,25.7 - $\frac{4}{5}$.1,25) + 31,64
B = $\frac{(1,09 - 0,29).\frac{5}{4}}{(18,9 - 16,65).\frac{8}{9}}$
Hỏi A gấp mấy lần B?
Bài giải:
A = [0,8.7 + $(0,8)^2$].(1,25.7 - $\frac{4}{5}$.1,25) + 31,64
= 0,8(7 - 0,8) . 1,25(7 - 0,8) + 31,64
= 0,8.1,25.(49 - $(0,8)^2$).1,25 + 31,64
= 1.(49 - 0,64) + 31,64
= 31,64 - 0,64 + 49 = 31 + 49 = 80
B = $\frac{(1,09 - 0,29).\frac{5}{4}}{(18,9 - 16,65).\frac{8}{9}}$
= $\frac{0,8.1,25}{2,25.\frac{8}{9}}$ = $\frac{0,8}{1,8.\frac{8}{9}}$ = $\frac{0,8}{1,6}$ = $\frac{1}{2}$
Ta có A : B = 80 : $\frac{1}{2}$ = 160
Vậy A gấp 160 lần B.



Mỗi bài toán có nhiều cách giải, đừng quên chia sẻ cách giải hoặc ý kiến đóng góp của bạn ở khung nhận xét bên dưới. Xin cảm ơn!

CÙNG CHIA SẺ ĐỂ KIẾN THỨC ĐƯỢC LAN TỎA!

Previous
Next Post »
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm trang GIẢI BÀI TẬP TOÁN và để lại những cảm nhận tích cực!