Giải bài luyện tập phép trừ các số nguyên.
Các bạn lớp 6 mới làm quen với số nguyên sẽ rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng trong tập hợp các số tự nhiên, phép trừ không phải lúc nào cũng thực hiện được, nhưng trong tập hợp các số nguyên thì luôn thực hiện được. Nếu thường xuyên luyện giải bài tập, các bạn sẽ khám phá ra rất nhiều điều thú vị nữa.
Bài giải:
a) 5 - (7 - 9) = 5 - (-2) = 5 + 2 = 7 b) (-3) - (4 - 6) = (-3) - (-2) = -3 + 2 = -1
Bài giải:
Tuổi thọ của Ac-si-mét là -212 - (-287) = -212 + 287 = 287 - 212 = 75 (tuổi)
Bài giải:
Mỗi bài toán có nhiều cách giải, đừng quên chia sẻ cách giải hoặc ý kiến đóng góp của bạn ở khung nhận xét bên dưới. Xin cảm ơn!
Giải bài tập 51 trang 82 sgk số học 6 tập 1
Tính: a) 5 - (7 - 9) b) (-3) - (4 - 6)Bài giải:
a) 5 - (7 - 9) = 5 - (-2) = 5 + 2 = 7 b) (-3) - (4 - 6) = (-3) - (-2) = -3 + 2 = -1
Giải bài tập 52 trang 82 sgk số học 6 tập 1
Tính tuổi thọ của nhà bác học Ac-si-mét, biết rằng ông sinh năm -287 và mất năm -212.Bài giải:
Tuổi thọ của Ac-si-mét là -212 - (-287) = -212 + 287 = 287 - 212 = 75 (tuổi)
Giải bài tập 53 trang 82 sgk số học 6 tập 1
Điền số thích hợp vào ô trống:
x
|
-2
|
-9
|
3
|
0
|
y
|
7
|
-1
|
8
|
15
|
x - y
|
Ta điền các số như sau:
x
|
-2
|
-9
|
3
|
0
|
y
|
7
|
-1
|
8
|
15
|
x - y
|
-9
|
-8
|
-5
|
-15
|
Giải bài tập 54 trang 82 sgk số học 6 tập 1
Tìm số nguyên x, biết:
a) 2 + x = 3 b) x + 6 = 0 c) x + 7 = 1
Bài giải:
a) 2 + x = 3 <=> x = 3 - 2 <=> x = 1
b) x + 6 = 0 <=> x = 0 - 6 <=> x = 0 + (-6) <=> x = -6
c) x + 7 = 1 <=> x = 1 - 7 <=> x = 1 + (-7) <=> x = -6
Giải bài tập 55 trang 82 sgk số học 6 tập 1
Đố vui. Ba bạn Hồng, Lan, Hoa tranh luận với nhau:
Hồng nói rằng có thể tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn số bị trừ; Hoa khẳng định rằng không thể tìm được; Lan lại nói rằng còn có thể tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn cả số bị trừ và số trừ.
Bạn đồng ý với ý kiến của ai? Vì sao? Cho ví dụ.
Bài giải:
Bạn nào lười thì sẽ đồng ý ngay với ý kiến của Hoa, khỏi phải tìm kiếm gì cho mệt. Nhưng toán học không cho phép bạn lười.
Và chỉ có những bạn siêng năng, sau một lúc tính tính toán toán, đã đồng ý với ý kiến của Hồng và Lan. Ví dụ mà các bạn í đưa ra cũng rất là thuyết phục!
Chẳng hạn hai số (-7) và (-4), ta tính hiệu của chúng xem sao (-7) - (-4) = -7 + 4 = -3. Rõ ràng hiệu (-3) lớn hơn (-7) là số bị trừ. Điều đó khẳng định ý kiến của bạn Hồng là đúng.
Ta có một ví dụ khác (-5) - (-9) = -5 + 9 = 4. Không còn phải bàn cãi gì nữa hiệu 4 lớn hơn cả số bị trừ (-5) và số trừ (-9). Như vậy ý kiến của bạn Lan cũng được chứng minh là đúng.
# Các bạn cũng có thể đưa ra nhiều ví dụ thú vị khác. Và dĩ nhiên, khi giải bài toán đố này các bạn chỉ cần khẳng định đồng ý với ý kiến của ai và đưa ra ví dụ là được, không phải dài dòng như trên.
Xem bài trước: Giải bài tập phép trừ hai số nguyên.
EmoticonEmoticon