Giải bài luyện tập tính chất phép cộng các số nguyên.

Tính chất của phép cộng các số nguyên các bạn đã nắm, bài tập cũng đã làm. Tuy nhiên, số nguyên hơi mới lạ với các bạn lớp 6 nên cần luyện tập thường xuyên.


Giải bài tập 41 trang 79 sgk số học 6 tập 1

Tính:
a) (-38) + 28         b) 273 + (-123)         c) 99 + (-100) + 101
Bài giải:
a) (-38) + 28 = -($ \left | -38 \right | $ - $ \left | 28 \right | $) = -(38 - 28) = -10      
b) 273 + (-123) = +($ \left | 273 \right | $ - $ \left | -123 \right | $) = 273 - 123 = 150
c) 99 + (-100) + 101 = (99 + 101) + (-100) = ($ \left | 200 \right | $ - $ \left | -100 \right | $) = 200 - 100 = 100

Giải bài tập 42 trang 79 sgk số học 6 tập 1

Tính nhanh:
a) 217 + [43 + (-217) + (-23)]
b) Tổng của tất cả các số nguyên có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 10.
Bài giải:
a) 217 + [43 + (-217) + (-23)] = [217 + (-217)] + [43 + (-23)] = 0 + ($ \left | 43 \right | $ - $ \left | -23 \right | $) = 43 - 23 = 20
b) Tổng của tất cả các số nguyên có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 10:
(-9) + (-8) + (-7) + (-6) + (-5) + (-4) + (-3) + (-2) + (-1) + 0 + 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9
= [(-9) + 9] + [(-8) + 8] + [(-7) + 7] + [(-6) + 6] + [(-5) + 5] + [(-4) + 4] + [(-3) + 3] + [(-2) + 2] + [(-1) + 1] + 0 = 0

Giải bài tập 43 trang 79 sgk số học 6 tập 1

Hai ca nô cùng xuất phát từ C đi về phía A hoăc B. Ta quy ước chiều từ C đến B là chiều dương (nghĩa là vận tốc và quãng đường đi từ C về phía B được biểu thị bằng số dương và theo chiều ngược lại là số âm). Hỏi sau 1 giờ hai ca nô cách nhau bao nhiêu km nếu vận tốc của chúng lần lượt là :
a) 10 km/h và 7 km/h?
b) 10 km/h và -7 km/h?
Bài giải:
a) Sau 1 giờ ca nô 1 với vận tốc 10 km/h đi được quãng đường 10 km, ca nô 2 với vận tốc 7 km/h đi được quãng đường 7 km. Do đó sau 1 giờ hai ca nô cách nhau 10 - 7 = 3 km.

b) Sau 1 giờ ca nô 1 với vận tốc 10 km/ đi được quãng đường 10 km, ca nô 2 với vận tốc -7 km/h đi được quãng đường -7 km (theo quy ước). Do đó sau 1 giờ hai ca nô cách nhau 10 - (-7) = 10 + 7 = 17 km.

Giải bài tập 44 trang 79 sgk số học 6 tập 1

Hình bên dưới biểu diễn một người đi từ C đến A rồi quay về B. Hãy đặt một bài toán phù hợp với hình đó.
Bài giải:
Đề bài toán như sau: 
Một người xuất phát từ C đi đến A rồi quay trở lại B, biết đoạn đường AC dài 3 km, đoạn đường AB dài 5 km. Hỏi người đó cách điểm xuất phát C bao nhiêu km.
# Các bạn có thể đặt một đề toán hay hơn, và quan trọng là thử trả lời câu hỏi mà bài toán đặt ra.

Giải bài tập 45 trang 79 sgk số học 6 tập 1

Đố vui: Hai bạn Hùng và Vân tranh luận với nhau. Hùng nói rằng có hai số nguyên mà tổng của chúng nhỏ hơn mỗi số hạng. Vân nói rằng không thể có được. Theo bạn: Ai đúng? Cho ví dụ.
Bài giải:
Sau khi "nhẩm tính" qua vài... con số, chúng ta có thể khẳng định bạn Hùng đã nói đúng. Có thể một số bạn còn phân vân và cần một ví dụ, dĩ nhiên là có ngay. Chẳng hạn, ta có hai số nguyên âm -4 và -7, tổng của chúng bằng (-4) + (-7) = -11. Rõ ràng là -11 < -4 và -11 < -7.
Lúc này, dường như các bạn thấy phục bạn Hùng vì đã phát hiện ra một điều thật là thú vị. Hãy ghi ngay vào sổ tay "luôn có hai số nguyên mà tổng của chúng nhỏ hơn mỗi số hạng"
Xem bài trước: Giải bài tập tính chất của phép cộng các số nguyên.

Mỗi bài toán có nhiều cách giải, đừng quên chia sẻ cách giải hoặc ý kiến đóng góp của bạn ở khung nhận xét bên dưới. Xin cảm ơn!

CÙNG CHIA SẺ ĐỂ KIẾN THỨC ĐƯỢC LAN TỎA!

Previous
Next Post »
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm trang GIẢI BÀI TẬP TOÁN và để lại những cảm nhận tích cực!