Quy tắc dấu ngoặc.

Khi thực hiện phép cộng nhiều số nguyên, ta thường dùng dấu ngoặc ( ) để nhóm các số hạng, trong quá trình biến đổi, dấu ngoặc không phải được bỏ một cách tùy tiện mà phải tuân theo quy tắc, đó là quy tắc dấu ngoặc.


Quy tắc dấu ngoặc 

Quy tắc dấu ngoặc được phát biểu như sau:
# Khi bỏ dấu ngoặc có dấu "-" đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc. 
Cụ thể: dấu "+" thành dấu "-" và dấu "-" thành dấu "+".
Ví dụ: a - (b - c + d) = a - b + c - d
# Khi bỏ dấu ngoặc có dấu "+" đằng trước thì dấu của các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên.
Ví dụ: a + (b + c - d) = a + b + c - d

Tổng đại số

Tổng đại số được hiểu như sau:
Một dãy các phép tính cộng, trừ các số nguyên được gọi là một tổng đại số.
Chẳng hạn: a - b + c + d - e gọi là một tổng đại số.
Trong một tổng đại số, ta có thể:
# Thay đổi tùy ý vị trí các số hạng kèm theo dấu của chúng
Ví dụ: a - b + c = -b + a + c = c + a - b = c - b + a
# Đặt dấu ngoặc để nhóm các số hạng một cách tùy ý nhưng cần chú ý nếu trước dấu ngoặc có dấu "-" thì phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc.
Ví dụ: a - b - c = (a - b) - c = a - (b + c) = -b -(c - a)
Xem bài trước: Giải bài luyện tập phép trừ các số nguyên.

Mỗi bài toán có nhiều cách giải, đừng quên chia sẻ cách giải hoặc ý kiến đóng góp của bạn ở khung nhận xét bên dưới. Xin cảm ơn!

CÙNG CHIA SẺ ĐỂ KIẾN THỨC ĐƯỢC LAN TỎA!

Previous
Next Post »
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm trang GIẢI BÀI TẬP TOÁN và để lại những cảm nhận tích cực!