Giải bài tập ba điểm thẳng hàng.

Để giải bài tập ba điểm thẳng hàng, ta cần hiểu thế nào là ba điểm thẳng hàng, quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng, chuẩn bị một thước thẳng để kiểm tra ba điểm thẳng hàng, biết cách vẽ ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng.

Giải bài 8 trang 106 sgk hình học 6 tập 1

Ở hình bên thì ba điểm A, B, C hay ba điểm A, M, N thẳng hàng? Lấy thước thẳng để kiểm tra.
Bài giải:
A-B-C-thang-hang
A, B, C thẳng hàng.

Bài này quá dễ, bạn nào cũng có thể làm được nếu trong tay có cây thước thẳng.
Dùng thước thẳng để gióng ta thấy ba điểm A, B, C thẳng hàng, ba điểm A, M, N không thẳng hàng.

Giải bài 9 trang 106 sgk hình học 6 tập 1

Xem hình và gọi tên:
a) Tất cả các bộ ba điểm thẳng hàng.
b) Hai bộ ba điểm không thẳng hàng
Bài giải:
Bo-ba-diem-thang-hang
Bộ ba điểm thẳng hàng.
a) Ba điểm thẳng hàng:
Thế nào là ba điểm thẳng hàng, các bạn đã biết rồi, nên chỉ cần nhìn hình, chọn một điểm bắt đầu, rồi tìm thêm hai điểm cùng nằm trên đường thẳng chứa điểm đã chọn là ta có ba điểm thẳng hàng.
B, D, C
B, E, A
D, E, G
b) Hai bộ ba điểm không thẳng hàng:
Với 4 đường thẳng và các điểm như hình vẽ, ta có rất nhiều bộ ba điểm không thẳng hàng. Ở đây ta chỉ đưa ra hai bộ theo yêu cầu của đề.
B, D, E
B, C, A
Còn nhiều nữa, các bạn tìm thêm nhé!

Giải bài 10 trang 106 sgk hình học 6 tập 1

Vẽ:
a) Ba điểm M, N, P thẳng hàng
b) Ba điểm C, E, D thẳng hàng sao cho điểm E nằm giứa hai điểm C và D
c) Ba điểm T, Q, R không thẳng hàng
Bài giải:
Bài tập yêu cầu ta vẽ, thật là thích. Ta thường nghĩ, vẽ thì phải có năng khiếu. Tuy nhiên, ở đây không cần điều đó, tất cả các bạn học sinh lớp 6 đều có thể vẽ đúng theo yêu cầu của đề mà không cần phải qua ... một trường lớp dạy vẽ nào cả. Dĩ nhiên rồi, hãy xem đây!
a) Ba điểm M, N, P thẳng hàng
M-N-P-thang-hang
M, N, P thẳng hàng.
b) Ba điểm C, E, D thẳng hàng sao cho điểm E nằm giứa hai điểm C và D
C-E-D-thang-hang
C, E, D thẳng hàng.
c) Ba điểm T, Q, R không thẳng hàng
T-Q-R-khong-thang-hang
T, Q, R không thẳng hàng.

Giải bài 11 trang 107 sgk hình học 6 tập 1

Xem hình và điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:
a) Điểm .... nằm giữa hai điểm M và N
b) Hai điểm R và N nằm ... đối với điểm M
c) Hai điểm ... nằm khác phía đối với điểm...
Bài giải:
R-nam-giua-M-va-N
R nằm giữa M và N
Khi đã nắm vững mối quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng, ta dễ dàng điền những cụm từ thích hợp vào chỗ trống.
a) Điểm R nằm giữa hai điểm M và N
b) Hai điểm R và N nằm khác phía đối với điểm M
c) Hai điểm M và R nằm khác phía đối với điểm N.

Giải bài 12 trang 107 sgk hình học 6 tập 1

Xem hình và gọi tên các điểm:
a) Nằm giữa hai điểm M và P
b) Không nằm giữa hai điểm N và Q
c) Nằm giữa hai điểm M và Q
Bài giải:
N-nam-giua-M-va-P
N nằm giữa M và P
Bài này ta không được phép làm sai!
a) Điểm nằm giữa hai điểm M và P là N
b) Điểm không nằm giữa hai điểm N và Q là điểm M
c) Điểm nằm giữa hai điểm M và Q là N và P

Giải bài 13 trang 107 sgk hình học 6 tập 1

Vẽ hình theo các cách diễn đạt sau:
a) Điểm M nằm giữa hai điểm A và B; điểm N không nằm giữa hai điểm A và B (ba điểm N, A, B thẳng hàng)
b) Điểm B nằm giữa hai điểm A và N. Điểm M nằm giữa hai điểm A và B.
Bài giải:
a) Điểm M nằm giữa hai điểm A và B; điểm N không nằm giữa hai điểm A và B (ba điểm N, A, B thẳng hàng)
Với các yêu cầu trên, ta vẽ như sau:
N, A, B thẳng hàng
b) Điểm B nằm giữa hai điểm A và N. Điểm M nằm giữa hai điểm A và B.
M nằm giữa hai điểm A và B

Giải bài 14 trang 107 sgk hình học 6 tập 1

Đố: Theo hình (sgk) thì ta có thể trồng được 12 cây thành 6 hàng. mỗi hàng 4 cây. Hãy vẽ sơ đồ trồng 10 cây thành 5 hàng, mỗi hàng 4 cây.
Bài giải:
Nếu trồng 10 cây thành 5 hàng, mỗi hàng 4 cây, ta vẽ như sau:
5-hang-moi-hang-4-cay
5 hàng mỗi hàng 4 cây

Xem bài trước: Giải bài tập điểm, đường thẳng.

Mỗi bài toán có nhiều cách giải, đừng quên chia sẻ cách giải hoặc ý kiến đóng góp của bạn ở khung nhận xét bên dưới. Xin cảm ơn!

CÙNG CHIA SẺ ĐỂ KIẾN THỨC ĐƯỢC LAN TỎA!

Previous
Next Post »
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm trang GIẢI BÀI TẬP TOÁN và để lại những cảm nhận tích cực!