Đa thức.

Định nghĩa đa thức

Đa thức là một tổng của những đơn thức. Mỗi đơn thức trong tổng gọi là một hạng tử của đa thức đó.

# Mỗi đa thức là một biểu thức nguyên.
# Mỗi đơn thức cũng là một đa thức (chỉ có một hạng tử)
# Đa thức được kí hiệu bằng các chữ cái A, B, M, N, P, Q...
Ví dụ: đa thức Q = 2$x^2$ - 3$y^2$ + xy - 5x.
Các hạng tử của đa thức Q là 2$x^2$; -3$y^2$; xy; -5x.

Thu gọn đa thức.

Nếu trong đa thức có chứa các hạng tử là đơn thức đồng dạng thì khi thu gọn các hạng tử đồng dạng đó, ta được một đa thức thu gọn.
Chẳng hạn: đa thức $x^2$y - 3xy + 3$x^2$y - 3 + xy - $\frac{1}{2}$x + 5 được thu gọn thành đa thức 4$x^2$y - 2xy - $\frac{1}{2}$x + 2

Bậc của đa thức

Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức đó.
Ví dụ: cho đa thức A = x$y^6$ + $x^2$$y^3$ + $x^4$ + 3
Trong đa thức A: hạng tử x$y^6$ có bậc 7, hạng tử $x^2$$y^3$ có bậc 5, hạng tử $x^4$ có bậc 4, hạng tử 3 có bậc 0.
Bậc cao nhất là 7. Nên bậc của đa thức A là 7.

Lưu ý:
- Số 0 cũng được gọi là đa thức không và nó không có bậc
- Khi tìm bậc của một đa thức, trước tiên ta phải thu gọn đa thức đó.

Mỗi bài toán có nhiều cách giải, đừng quên chia sẻ cách giải hoặc ý kiến đóng góp của bạn ở khung nhận xét bên dưới. Xin cảm ơn!

CÙNG CHIA SẺ ĐỂ KIẾN THỨC ĐƯỢC LAN TỎA!

Previous
Next Post »
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm trang GIẢI BÀI TẬP TOÁN và để lại những cảm nhận tích cực!