Khái niệm về biểu thức đại số

Biểu thức số

Các số được nối với nhau bởi các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa) được gọi là các biểu thức số.



Khái niệm về biểu thức đại số

Các biến được nối với nhau bởi các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa) được gọi là các biểu thức đại số.
Những chữ đại diện cho nhưng số tùy ý gọi là biến số (gọi tắt là biến)

Biểu thức nguyên, biểu thức phân

- Biểu thức đại số không chứa biến ở mẫu gọi là biểu thức nguyên
Ví dụ: $\frac{2}{5}$xy; 3$a^2$; 4(a + b)
- Biểu thức đại số chứa biến ở mẫu gọi là biểu thức phân.
Ví dụ: $\frac{5a}{x}$; -$\frac{2x}{y}$
Chú ý:
- Trong biểu thức đại số người ta cũng dùng các dấu ngoặc để chỉ thứ tự thực hiện các phép tính.
- Trong biểu thức đại số, vì các chữ đại diện cho số nên khi thực hiện các phép toán trên các chữ, ta có thể áp dụng các tính chất (giao hoán, phân phối, kết hợp) và các quy tắc phép toán như trên các số

Xem bài trước: Giải bài ôn tập chương III đại số 7 tập 2

Mỗi bài toán có nhiều cách giải, đừng quên chia sẻ cách giải hoặc ý kiến đóng góp của bạn ở khung nhận xét bên dưới. Xin cảm ơn!

CÙNG CHIA SẺ ĐỂ KIẾN THỨC ĐƯỢC LAN TỎA!

Previous
Next Post »
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm trang GIẢI BÀI TẬP TOÁN và để lại những cảm nhận tích cực!