Đoạn thẳng.

Nếu ví cuộc đời của mỗi chúng ta là một đường thẳng thì từ lúc ta đặt bước chân đầu tiên vào lớp 1 đến nay (lớp 6) sẽ là một đoạn thẳng. Các bạn thấy sao! Dĩ nhiên là chỉ nói một cách nôm na vậy thôi, chứ để hiểu về đoạn thẳng cần có sự truyền dạy của cô giáo. Việc tiếp thu bài giảng của cô giáo sẽ dễ dàng hơn nếu ta bỏ chút thời gian tham khảo trước bài học dưới đây.

Đoạn thẳng AB là gì?

Trước tiên, ta thử vẽ hình xem đoạn thẳng AB là như thế nào:
Đặt mép thước thẳng đi qua 2 điểm A và B. Dùng đầu chì vạch theo mép thước từ A đến B. Nét chì trên trang giấy là hình ảnh của đoạn thẳng AB. (hình 32)
Doan-thang-AB
Hình 32. Đoạn thẳng AB.
Trong khi vẽ đoạn thẳng AB, ta thấy đầu C của bút chì hoặc trùng A, hoặc trùng B, hoặc nằm giữa hai điểm A và B.
Trên lớp, cô giáo sẽ yêu cầu bạn lên bảng vẽ. Tương tự, bạn cũng đặt mép thước thẳng đi qua hai điểm A và B, dùng phấn màu vạch theo mép thước từ A đến B. Vì đã được chuẩn bị nên bạn mạnh dạn nói với cô rằng nét phấn màu em vẽ là hình ảnh của đoạn thẳng AB.
Cô giáo rất hài lòng và đưa ra định nghĩa đoạn thẳng AB như sau:
Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa hai điểm A, B.
Cô còn mở rộng:
  •  Đoạn thẳng AB còn gọi là đoạn thẳng BA.
  •  Hai điểm A, B gọi là hai đầu mút của đoạn thẳng AB.
Lúc này cô cho hai điểm M, N và vẽ đường thẳng MN. Dễ dàng nhận thấy trên đường thẳng MN có một đoạn thẳng MN. Cô vẽ tiếp đoạn thẳng EF thuộc đường thẳng MN. Không khó để nhận ra các đoạn thẳng MN, ME, MF, NE, EF, NF đều thuộc đường thẳng MN. Ta có nhận xét:
  • Đoạn thẳng là một phần của đường thẳng chứa nó.

Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng.

Ta đã biết hai đường thẳng cắt nhau có duy nhất một điểm chung, với đoạn thẳng cũng vậy. Những hình ảnh minh họa sau cho ta hình dung rõ hơn về đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng.
  • Hai đoạn thẳng AB, CD cắt nhau, giao điểm I, được biểu diễn ở hình 33
AB-cat-CD
Hình 33. Đoạn thẳng AB cắt đoạn thẳng CD
  • Đoạn thẳng AB cắt tia Ox tại giao điểm K, được biểu diễn bởi hình 34
AB-cat-tia-Ox
Hình 34. Đoạn thẳng AB cắt tia Ox.
  • Đoạn thẳng AB và đường thẳng xy cắt nhau tại giao điểm H, được biểu diễn bởi hình 35.
Hình 35. Đoạn thẳng AB cắt đường thẳng xy.
Ngoài ra ta còn gặp các trường hợp khác, giao điểm trùng với một đầu mút của đoạn thẳng hoặc trùng với gốc của tia. Chẳng hạn:
  • Giao điểm trùng với một đầu mút của đoạn thẳng được minh họa như sau:
Dau-mut-A-la-giao-diem
Giao điểm hai đoạn thẳng AB, AC trùng với đầu mút A.  
Dau-mut-B-la-giao-diem
Giao điểm của đoạn thẳng AB và đường thẳng xy trùng với đầu mút B.
  • Giao điểm trùng với gốc của tia:
Goc-O-la-giao-diem
Giao điểm hai đoạn OA, OB trùng với gốc O.
Như vậy, trên đường thẳng cuộc đời, có những đoạn thẳng nở đầy hoa thơm, có những khúc quanh với những giao điểm cho ta biết dừng lại và suy ngẫm, có những ngã rẽ, nơi bắt đầu của những ước mơ hoài bão cùng chung một mục đích. Sự liên tưởng đó cho ta hiểu rõ về đoạn thẳng, giúp ta phân biệt đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt đường thẳng, cắt tia. Sau tất cả những "mơ mộng", thì những hiểu biết đó chính là điều cơ bản mà cô giáo yêu cầu ta phải nắm khi kết thúc bài học thú vị này.

Mỗi bài toán có nhiều cách giải, đừng quên chia sẻ cách giải hoặc ý kiến đóng góp của bạn ở khung nhận xét bên dưới. Xin cảm ơn!

CÙNG CHIA SẺ ĐỂ KIẾN THỨC ĐƯỢC LAN TỎA!

Previous
Next Post »
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm trang GIẢI BÀI TẬP TOÁN và để lại những cảm nhận tích cực!