Giải bài tập về định lí.

Định lí là một khẳng định suy ra từ những khẳng định được coi là đúng. Định lí gồm có giả thiết và kết luận. Về mặt lý thuyết, ta hiểu như vậy. Nhưng điều ta cần đạt được là với một định lí, phải chỉ ra được nội dung nào là giả thiết, nội dung nào là kết luận. Những bài tập sau sẽ giúp ta phân biệt được điều đó.

Giải bài tập 49 trang 101 sgk hình học 7 tập 1

Hãy chỉ ra giả thiết và kết luận của các định lí sau:
a) Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng sao cho có một cặp góc so le trong bằng nhau thì hai đường thẳng đó song song.
b) Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc so le trong bằng nhau.
Bài giải:
Cô giáo đã dạy, giả thiết là điều đã cho, kết luận là điều phải suy ra. Nên với các định lí trên, giả thiết và kết luận được ghi như sau:
a) GT: một đường thẳng cắt hai đường thẳng sao cho có một cặp góc so le trong bằng nhau
KL: hai đường thẳng đó song song
b) GT: một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song
KL: hai góc so le trong bằng nhau.

Giải bài tập 50 trang 101 sgk hình học 7 tập 1

a) Hãy viết kết luận của định lí sau bằng cách điền vào chỗ trống (...):
Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì ...
b) Vẽ hình minh họa định lí đó và viết giả thiết, kết luận bằng kí hiệu.
Bài giải:
a) Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.
b) Định lí được minh họa bằng hình vẽ sau:
Gia-thiet-ket-luan
Định lí hai đường thẳng cùng vuông góc với một đường thẳng
Giả thiết và kết luận của định lí trên được ghi bằng kí hiệu như sau:
GT: a $\perp$ c; b $\perp$ c
KL: a // b

Qua hai bài tập, về cơ bản, ta đã phân biệt được giả thiết và kết luận của một định lí. Đó là cơ sở cho quá trình chứng minh các định lí sau này.


Mỗi bài toán có nhiều cách giải, đừng quên chia sẻ cách giải hoặc ý kiến đóng góp của bạn ở khung nhận xét bên dưới. Xin cảm ơn!

CÙNG CHIA SẺ ĐỂ KIẾN THỨC ĐƯỢC LAN TỎA!

Previous
Next Post »

1 nhận xét:

Bấm vào đây để nhận xét
Sonong
admin
1/21/18, 8:42 PM ×

Trả lời cho bạn Triệu Nhung:
Áp dụng tính chất của tỉ lệ thức ta có:
3MN = 5PQ <=> $\frac{MN}{5}$ = $\frac{PQ}{3}$
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có:
$\frac{MN}{5}$ = $\frac{PQ}{3}$ <=> $\frac{MN + PQ}{5 + 3}$ = $\frac{32}{8}$ = 4
Suy ra MN = 5.4 = 20
PQ = 3.4 = 12

Reply
avatar
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm trang GIẢI BÀI TẬP TOÁN và để lại những cảm nhận tích cực!