Luyện tập đường thẳng song song và đường thẳng cắt nhau.

Giải bài tập 23 trang 55 SGK đại số 9

Cho hàm số y = 2x + b. Hãy xác định hệ số b trong mỗi trường hợp sau:
a) Đồ thị của hàm số đã cho cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng -3
b) Đồ thị của hàm số đã cho đi qua điểm A(1; 5).

Bài giải: 
a) Đồ thị cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng -3, nghĩa là có cùng tung độ gốc, do đó b = -3.
b) Đồ thị của hàm số đi qua điểm A(1; 5) nên 5 = 2 . 1 + b.
Suy ra b = 3

Giải bài tập 24 trang 55 SGK đại số 9

Cho hai hàm số bậc nhất y = 2x + 3k và y = (2m + 1)x + 2k - 3.
Tìm điều kiện đối với m và k để đồ thị của hai hàm số là:
a) Hai đường thẳng cắt nhau
b) Hai đường thẳng song song với nhau
c) Hai đường thằng trùng nhau.
Bài giải:
a) Hai đường thẳng cắt nhau khi 2m + 1 ≠ 2 <=> m ≠ 0,5, với k bất kỳ.
b) Hai đường thẳng song song với nhau khi:
2m + 1 = 2 và 3k ≠ 2k - 3
<=> m = 0,5 và k ≠ -3.
c) Hai đường thẳng trùng nhau khi:
 2m + 1 = 2 và 3k = 2k - 3
<=> m = 0,5 và k = -3.

Giải bài tập 25 trang 55 SGK đại số 9

a) Vẽ đồ thị của các hàm số sau trên cùng một mặt phẳng tọa độ:
y = $\frac{2}{3}$x + 2; y = -$\frac{3}{2}$x + 2.
b) Một đường thẳng song song với trục hoành Ox, cắt trục tung Oy tại điểm có tung độ bằng 1, cắt các đường thẳng y = $\frac{2}{3}$x + 2 và y = - $\frac{3}{2}$x + 2 theo thứ tự tại hai điểm M và N. Tìm tọa độ của hai điểm M và N.
Bài giải:
a) Đồ thị hàm số y = $\frac{2}{3}$x là đường thẳng đi qua hai điểm A(0;2) và C(-3;0). Đồ thị hàm số y = -$\frac{3}{2}$x là đường thẳng đi qua hai điểm A(0;2) và B($\frac{4}{3}$;0)
Đồ thị hàm số y = $\frac{2}{3}$x và y = -$\frac{3}{2}$x

b) Vì M thuộc đồ thị hàm số y = $\frac{2}{3}$x + 2 và tung độ của nó là y = 1
 nên ta có $\frac{2}{3}$x + 2 = 1 <=> x = -1,5.
Vậy M(-1,5;1).
Vì N thuộc đồ thị hàm số y = -$\frac{3}{2}$x + 2 và tung độ của N là y = 1
nên ta có  -$\frac{3}{2}$x + 2 = 1 <=> x = $\frac{2}{3}$
Vậy N($\frac{2}{3}$;1).

Giải bài tập 26 trang 55 SGK đại số 9

Cho hàm số bậc nhất y = ax - 4 (1). Hãy xác định hệ số a trong mỗi trường hợp sau:
a) Đồ thị của hàm số (1) cắt đường thẳng y = 2x - 1 tại điểm có hoành độ bằng 2.
b) Đồ thị của hàm số (1) cắt đường thẳng y = -3x + 2 tại điểm có tung độ bằng 5.
Bài giải:
a) Giả sử M là giao điểm của đồ thị hàm số (1) và đường thẳng y = 2x -1, ta có M(2;y)
Thay x = 2, ta được y = 2 . 2 - 1 = 3.
Vậy M(2; 3).
Vì M thuộc đồ thị của hàm số (1) nên ta có 3 = a . 2 - 4 <=> a = 3,5.
b) Gọi N là giao điểm của đồ thị của hàm số (1) và đường thẳng y = -3x + 2.
Lập luận tương tự câu a), ta tìm được N(-1; 5) và a = -9.


Mỗi bài toán có nhiều cách giải, đừng quên chia sẻ cách giải hoặc ý kiến đóng góp của bạn ở khung nhận xét bên dưới. Xin cảm ơn!

CÙNG CHIA SẺ ĐỂ KIẾN THỨC ĐƯỢC LAN TỎA!

Previous
Next Post »
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm trang GIẢI BÀI TẬP TOÁN và để lại những cảm nhận tích cực!