Giải bài tập vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài.

Trên tia Ox nếu có OM = a, ON = b và a < b thì điểm M nằm giữa hai điểm O và N. Ta sẽ vận dụng kiến thức đó để giải bài tập vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài.

Giải bài 53 trang 124 sgk hình học 6 tập 1.

Trên tia Ox vẽ hai đoạn thẳng OM và ON sao cho OM = 3cm, ON = 6cm. Tính MN. So sánh OM và MN.
Bài giải:
B53-tr124-toan-6
So sánh OM và MN.

- Tính MN:
So sánh độ dài của hai đoạn thẳng OM và ON, ta thấy OM < ON. Do đó M nằm giữa hai điểm O và N. Ta có:
OM + MN = ON => MN = ON - OM = 6 - 3 = 3.
Vậy MN = 3cm.
- So sánh OM và MN
Ta có: $\left.\begin{matrix} OM = 3cm\\ MN = 3cm\end{matrix}\right\}$ => OM = MN.

Giải bài 54 trang 124 sgk hình học 6 tập 1.

Trên tia Ox vẽ ba đoạn thẳng OA, OB, OC sao cho OA = 2cm, OB = 5cm, OC = 8cm. So sánh BC và BA.
Bài giải:
B54-tr124-toan-6
So sánh BC và BA.

So sánh độ dài của hai đoạn thẳng OB và OC, ta thấy OB < OC. Do đó B nằm giữa hai điểm O và C. Ta có:
OB + BC = OC => BC = OC - OB = 8 - 5 = 3.
Vậy BC = 3cm. (1)
Tương tự ta thấy: OA < OB nên A nằm giữa hai điểm O và B, ta có
OA + AB = OB => AB = OB - OA = 5 - 2 = 3
Vậy AB = 3cm. (2)
Từ (1) và (2) suy ra AB = BC.

Giải bài 55 trang 124 sgk hình học 6 tập 1.

Gọi A, B là hai điểm trên tia Ox. Biết OA = 8cm, AB = 2cm, tính OB? Bài toán có mấy đáp số?
Bài giải:
+ Có hai trường hợp:
- Trường hợp điểm B nằm giữa hai điểm O và A.
Điểm B nằm giữa hai điểm O và A, ta có:
OB + BA = OA => OB = OA - BA = 8 - 2 = 6.
Vậy OB = 6cm.
- Trường hợp A nằm giữa hai điểm O và B.
Vì A nằm giữa hai điểm O và B nên ta có:
OA + AB = OB <=> OB = 8 + 2  = 10
Vậy OB = 10 cm.
+ Bài toán có hai đáp số: OB = 6cm, hoặc OB = 10cm.

Giải bài 56 trang 124 sgk hình học 6 tập 1.

Cho đoạn thẳng AB dài 4cm. Trên tia AB lấy điểm C sao cho AC = 1cm.
a) Tính CB.
b) Lấy điểm D thuộc tia đối của tia BC sao cho BD = 2cm. Tính CD?
Bài giải:
a) Theo đề bài, AC < AB nên C nằm giữa hai điểm A và B.
Ta có AC + CB = AB => CB = AB - AC = 4 - 1 = 3
Vậy CB = 3cm.
b) Theo đề bài, điểm B là gốc của hai tia đối nhau BC và BD nên B nằm giữa hai điểm C và D.
Ta có CD = CB + BD = 3 + 2 = 5
Vậy CD = 5cm.

Giải bài 57 trang 124 sgk hình học 6 tập 1.

Đoạn thẳng AC dài 5cm. Điểm B nằm giữa A và C sao cho BC = 3cm.
a) Tính AB
b) Trên tia đối của tia BA lấy điểm D sao cho BD = 5cm. So sánh AB và CD.
Bài giải:
a) Theo đề bài, điểm B nằm giữa A và C nên ta có:
AB + BC = AC => AB = AC - BC = 5 - 3 = 3
Vậy AB = 2cm.
b) Theo đề bài, BC < BD nên điểm B nằm giữa hai điểm C và D.
Ta có BC + CD = BD => CD = BD - BC = 5 - 3 = 2.
Vậy CD = 2cm
Do đó AB = CD = 2cm.

Giải bài 58 trang 124 sgk hình học 6 tập 1.

Vẽ đoạn thẳng AB dài 3,5cm. Nói cách vẽ.
Bài giải:
Ta vẽ như sau:
- Lấy điểm A bất kỳ, vẽ tia Ax.
- Đặt cạnh thước trên tia Ax sao cho vạch số 0 của thước trùng với gốc A của tia Ax.
- Vạch số 3,5 của thước sẽ cho ta điểm B.
- Đoạn thẳng AB là đoạn thẳng cần vẽ.

Giải bài 59 trang 124 sgk hình học 6 tập 1.

Trên tia Ox cho ba điểm M, N, P biết OM = 2cm, ON = 3cm, OP = 3,5cm. Hỏi trong ba điểm M, N, P thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao?
Bài giải:
Theo đề bài, trên tia Ox:
OM < ON nên M nằm giữa O và N. Ta có OM + MN = ON => MN = ON - OM = 3 - 2 = 1
Vậy MN = 1cm
OM < OP nên M nằm giữa O và P. Ta có OM + MP = OP => MP = OP - OM = 3,5 - 2 = 1,5
Vậy MP = 1,5cm
Trên tia Mx ta có MN < MP nên điểm N nằm giữa hai điểm M và P.



Mỗi bài toán có nhiều cách giải, đừng quên chia sẻ cách giải hoặc ý kiến đóng góp của bạn ở khung nhận xét bên dưới. Xin cảm ơn!

CÙNG CHIA SẺ ĐỂ KIẾN THỨC ĐƯỢC LAN TỎA!

Previous
Next Post »
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm trang GIẢI BÀI TẬP TOÁN và để lại những cảm nhận tích cực!