Giải SBT toán 6 điểm, đường thẳng.

Khi kiểm tra bài cũ chắc chắn cô giáo sẽ yêu cầu lên bảng vẽ điểm, đường thẳng, dùng các kí hiệu thuộc hoặc không thuộc để diễn đạt... Ngoài việc giải quyết các bài tập trong SGK , những bài tập trong SBT về điểm và đường thẳng cũng được hoàn thành thì lớp chúng ta sẽ rất tự tin nếu "chẳng may"...  được cô giáo gọi lên trả bài.

Giải bài 1 trang 120 SBT toán 6 tập 1.

Dùng các chữ N, P, b, c đặt tên cho các điểm và các đường thẳng còn lại ở hình 1 rồi trả lời các câu hỏi sau:
a) Điểm M thuộc những đường thẳng nào?
b) Đường thẳng a chứa những điểm nào và không chứa những điểm nào?
c) Đường thẳng nào không đi qua điểm N?
d) Đường thẳng nào nằm ngoài đường thẳng c?
e) Điểm P nằm trên đường thẳng nào và không nằm trên đường thẳng nào?
Bài giải:
Ta đặt tên cho các điểm và các đường thẳng theo yêu cầu của đề như hình vẽ sau:
giaibaitaptoan.blogspot.com
Đường thẳng b không đi qua điểm N.
a) Điểm M thuộc đường thẳng a và đường thẳng b (M $\in$ a, M $\in$ b)
b) Đường thẳng a chứa các điểm N, M và không chứa điểm P (M $\in$ a, M $\in$ b, P $\notin$ a)
c) Đường thẳng b không đi qua điểm N (N $\notin$ b)
d) Điểm M nằm ngoài đường thẳng c (M $\notin$ c)
e) Điểm P nằm trên đường thẳng c, b nhưng không nằm trên đường thẳng a (P $\in$ c, P $\in$ b, P $\notin$ a).

Giải bài 2 trang 120 SBT toán 6 tập 1.

Điền một cách thích hợp vào các ô trống trong bảng sau:
Cách viết thông thường
Hình vẽ
Kí hiệu
Điểm M nằm trên đường thẳng p
Điểm M thuộc đường thẳng p
Đường thẳng p đi qua điểm M
Đường thẳng p chứa điểm M.

giaibaitaptoan.blogspot.com




M $\in$ p
Điểm N nằm ngoài đường thẳng a
Điểm N không thuộc đường thẳng a
Đường thẳng a không đi qua điểm N
Đường thẳng a không chứa điểm N

giaibaitaptoan.blogspot.com


N $\notin$ a
Các điểm A, B nằm trên đường thẳng q nhưng điểm C nằm ngoài đường thẳng ấy.

giaibaitaptoan.blogspot.com

A $\in$ q
B $\in$ q
C $\notin$ q


Giải bài 3 trang 121 SBT toán 6 tập 1.

a) Vẽ đường thẳng a.
b) Vẽ A $\in$ a, B $\in$ a, C $\notin$ a, D $\notin$ a
Bài giải:
Bài này thật dễ, ta chỉ cần dùng bút vạch một đường ttheo mép thước thẳng và đặt tên cho đường thẳng đó là a. Trên đường thẳng a ta lấy hai điểm A, B. Còn điểm C ta chỉ việc "chấm một phát" bên ngoài đường thẳng a, làm tương tự như thế đối với điểm D. Đến đây, bài toán đã hoàn thành và thành quả gói gọn trong hình vẽ bên dưới
giaibaitaptoan.blogspot.com
Điểm A, B thuộc đường thẳng a.

Giải bài 4 trang 121 SBT toán 6 tập 1.

Hãy nêu một số hình ảnh của đường thẳng trong thực tế.
Bài giải:
Hình ảnh đập vào mắt chúng ta đầu tiên là mép bảng đen, mép bàn của cô giáo, mép cửa..., dây phơi đồ của mẹ ở nhà, sợi chỉ căng khi ta xâu kim giúp bà....


Mỗi bài toán có nhiều cách giải, đừng quên chia sẻ cách giải hoặc ý kiến đóng góp của bạn ở khung nhận xét bên dưới. Xin cảm ơn!

CÙNG CHIA SẺ ĐỂ KIẾN THỨC ĐƯỢC LAN TỎA!

Previous
Next Post »
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm trang GIẢI BÀI TẬP TOÁN và để lại những cảm nhận tích cực!