Giải SBT liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây.


Giải bài 30 trang 161 SBT toán 9 tập 1.

Cho đường tròn tâm O bán kính 25cm. Hai dây AB, CD song song với nhau và có độ dài theo thứ tự bằng 40cm, 48cm. Tính khoảng cách giữa hai dây ấy.
Bài giải:
Kẻ OE $\perp$ AB, OF $\perp$ CD. Khi đó ta có:
 - E, O, F thẳng hàng.
- AE = EB = $\frac{AB}{2}$ = $\frac{40}{2}$ = 20 (đường kính vuông góc với dây thì đi qua trung điểm của dây ấy)
- Tương tự CF = FD = $\frac{CD}{2}$ = $\frac{48}{2}$ = 24
Áp dụng định lí Py-ta-go trong tam giác vuông OEB, ta có:
$OE^2$ + $EB^2$ = $OB^2$
=> $OE^2$ = $OB^2$ - $EB^2$ = $25^2$ - $20^2$ = 625 - 400 = 225
=> OE = $\sqrt{225}$ = 15
Áp dụng định lí Py-ta-go trong tam giác vuông OFD, ta có:
$OF^2$ + $FD^2$ = $OD^2$
=> $OF^2$ = $OD^2$ - $FD^2$ = $25^2$ - $24^2$ = 625 - 576 = 49
=> OF = $\sqrt{49}$ = 7
Với hai dây AB và CD song song, ta có hai trường hợp:
- Hai dây ở vị trí như hình a:
giaibaitaptoan.blogspot.com
Điểm O nằm khoảng giữa hai dây AB và CD
Ta có EF = OE + OF = 15 + 7 = 22
Khi đó khoảng cách giữa hai dây AB và CD là 22cm.
- Hai dây ở vị trí như hình b:
giaibaitaptoan.blogspot.com
Điểm O nằm khoảng ngoài hai dây AB và CD.
Ta có EF = OE - OF = 15 - 7 = 8
Khi đó khoảng cách giữa hai dây AB và CD là 8cm.

Giải bài 31 trang 161 SBT toán 9 tập 1.

Cho đường tròn (O), các bán kính OA, OB. Trên cung nhỏ AB lấy các điểm M và N sao cho AM = BN. Gọi C là giao điểm của các đường thẳng AM và BN. Chứng minh rằng:
a) OC là phân giác của góc AOB.
b) OC vuông góc với AB.
Bài giải:
a) Kẻ OH $\perp$ AC, OK $\perp$ BC.
Ta có AM = BN nên OH = OK (hai dây bằng nhau thì cách đều tâm)
Xem lại: Liên hệ giữa dây và khoảng cách tử tâm đến dây.
giaibaitaptoan.blogspot.com
Chứng minh OC là tia phân giác góc AOB
Xét hai tam giác vuông OHC và OKC có:
OC chung
OH = OK
Vậy $\Delta$ OHC = $\Delta$ OKC (cạnh huyền-cạnh góc vuông)
Suy ra $\widehat{O_1}$ = $\widehat{O_2}$ (1)
Xét hai tam giác vuông OHA và OKB có:
OA = OB =  R
OH = OK
Vậy $\Delta$ OHA = $\Delta$ OKB (cạnh huyền-cạnh góc vuông)
Suy ra $\widehat{O_3}$ = $\widehat{O_4}$ (2)
Cộng (1) với (2) vế theo vế ta được
$\widehat{O_1}$ + $\widehat{O_3}$ = $\widehat{O_2}$ + $\widehat{O_4}$
Hay $\widehat{AOC}$ = $\widehat{BOC}$
Do đó OC là tia phân giác của góc AOB (đpcm)
b) Ta có tam giác AOB cân tại O có OC là tia phân giác của góc O nên OC vừa là đường cao của tam giác AOB. 
Do đó OC $\perp$ AB (đpcm).

Giải bài 32 trang 161 SBT toán 9 tập 1.

Cho đường tròn tâm O, bán kính 5dm, điểm M cách O 3dm
a) Tính độ dài dây ngắn nhất đi qua M.
b) Tính độ dài dây dài nhất đi qua M.
Bài giải:
a) Dây ngắn nhất đi qua M là dây vuông góc với OM tại M. Giả sử dây đó là AB như hình vẽ. Khi đó ta có OM = 3dm, OA = 5dm
giaibaitaptoan.blogspot.com
Tính độ dài dây dài nhất đi qua M.
Áp dụng định lí Py-ta-go trong tam giác vuông AMO, ta có:
$AM^2$ + $OM^2$ = $OA^2$
=> $AM^2$ = $OA^2$ - $OM^2$ = $5^2$ - $3^2$ = 25 - 9 = 16
=> AM = 4
Ta có AB = 2AM (vì OM vuông góc với dây AB nên M là trung điểm của AB)
=> AB = 2.4 = 8 dm
Vậy độ dài dây ngắn nhất đi qua M là 8 dm.
b) Dây dài nhất đi qua M chính là đường kính của đường tròn (O). Do đó sẽ có độ dài là 10 dm.


Mỗi bài toán có nhiều cách giải, đừng quên chia sẻ cách giải hoặc ý kiến đóng góp của bạn ở khung nhận xét bên dưới. Xin cảm ơn!

CÙNG CHIA SẺ ĐỂ KIẾN THỨC ĐƯỢC LAN TỎA!

Previous
Next Post »
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm trang GIẢI BÀI TẬP TOÁN và để lại những cảm nhận tích cực!