Giải bài luyện tập trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác.

Với thước và compa, làm thế nào để vẽ một góc bằng một góc cho trước? Giải bài luyện tập trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác xong, ta sẽ nắm được cách vẽ đơn giản đó.

Giải bài 22 trang 115 sgk hình học 7 tập 1

Cho góc xOy và tia Am (h.74a). Vẽ cung tròn tâm O bán kính r, cung này cắt Ox, Oy theo thứ tự ở B, C. Vẽ cung tròn tâm A bán kính r, cung này cắt tia Am ở D (h.74b). Vẽ cung tròn tâm D có bán kính bằng BC, cung này cắt cung tròn tâm A bán kính r ở E (h.74c). Chứng minh rằng $\widehat{DAE}$ = $\widehat{xOy}$
Chú ý: Bài toán này cho ta cách dùng thước và compa để vẽ một góc bằng một góc cho trước.
Bài giải:
Bai-22-trang-115-toan-7
Vẽ một góc bằng một góc cho trước.

Xét hai tam giác OBC và AED có:
OB = AE (bằng bán kính r)
OC = AD (bằng bán kính r)
BC = DE (suy ra từ cách vẽ)
Do đó $\Delta$ OBC = $\Delta$ AED (c-c-c)
=> $\widehat{BOC}$ = $\widehat{EAD}$
hay $\widehat{DAE}$ = $\widehat{xOy}$ (đpcm)

Giải bài 23 trang 115 sgk hình học 7 tập 1

Cho đoạn thẳng AB dài 4cm. Vẽ đường tròn tâm A bán kính 2cm và đường tròn tâm B bán kính 3cm, chúng cắt nhau ở C và D. Chứng minh rằng AB là tia phân giác của góc CAD.
Bài giải:
Bai-23-trang-116-toan-7
C/m AB là tia phân giác góc CAD.

Xét hai tam giác ACB và ADB có:
AC = AD = 2cm
BC = BD = 3cm
AB chung
Vậy $\Delta$ ACB = $\Delta$ ADB (c-c-c)
Suy ra $\widehat{CAB}$ = $\widehat{DAB}$
Điều đó chứng tỏ AB là tia phân giác của góc CAD (đpcm)


Mỗi bài toán có nhiều cách giải, đừng quên chia sẻ cách giải hoặc ý kiến đóng góp của bạn ở khung nhận xét bên dưới. Xin cảm ơn!

CÙNG CHIA SẺ ĐỂ KIẾN THỨC ĐƯỢC LAN TỎA!

Previous
Next Post »
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm trang GIẢI BÀI TẬP TOÁN và để lại những cảm nhận tích cực!