Giải bài tập làm tròn số.

Cô giáo bảo hôm nay chúng ta sẽ học bài làm tròn số. Bạn ngồi thẩn thờ và tự hỏi mỗi số có một giá trị nhất định, sao phải làm tròn số? Giải quyết xong những bài tập dưới đây, bạn sẽ hiểu vì sao cô giáo của bạn cứ phải dạy cho bạn cách làm tròn số!

Bài 73 trang 36 SGK đại số 7

Làm tròn các số sau đến chữ số thập phân thứ hai:
7,923;   17,418;   79,1364;   50,401;   0,155;   60,996

Bài giải:
Số sẽ bỏ đi là 3 < 5 nên 7,923 $\approx$ 7,92
Số sẽ bỏ đi là 8 > 5 nên 17,418  $\approx$  17,42
Số sẽ bỏ đi là 6 > 5 nên 79,1364  $\approx$ 79,14
Số sẽ bỏ đi là 1 < 5 nên 50,401 $\approx$  50,40
Số sẽ bỏ đi là 5 = 5 nên 0,155  $\approx$  0,16
Số sẽ bỏ đi là 6 > 5 nên 60,996 $\approx$  61,00

Bài 74 trang 36 SGK đại số 7

Hết học kì I, điểm Toán của bạn Cường như sau:
Hệ số 1: 7; 8; 6; 10.
Hệ số 2: 7; 6; 5; 9
Hệ số 3: 8.
Em hãy tìm điểm trung bình môn Toán học kì I của bạn Cường (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất).
Bài giải:
Điểm trung bình môn Toán học kì I của bạn Cường Là:
$\frac{7 + 8 + 6 + 10 + 2(7 + 6 + 5 + 9) + 3 . 8}{15}$ = $\frac{31 + 54 + 24}{15}$ = $\frac{109}{15}$ = 7,2(6) $\approx$ 7,3

Bài 75 trang 37 SGK đại số 7

Trong thực tế, khi đếm hay đo các đại lượng, ta thường chỉ được các số gần đúng. Để có thể thu được kết quả có nhiều khả năng sát số đúng nhất, ta thường phải đếm hay đo nhiều lần rồi tính trung bình cộng của các số gần đúng tìm được.
Hãy tìm giá trị có nhiều khả năng sát số đúng nhất của số đo chiều dài lớp học của em sau khi đo năm lần chiều dài ấy.
Trả lời: Đề bài gần như đã trình bày cách giải, các bạn chỉ cần đo đạc, tính toán rồi đưa ra kết quả thôi!☺

Bài 76 trang 37 SGK đại số 7

Kết quả cuộc Tổng điều tra dân số ở nước ta tính đến 0 giờ ngày 1/4/1999 cho biết: Dân số nước ta là 76 324 753 người trong đó có 3695 cụ từ 100 tuổi trở lên.
Em hãy làm tròn các số 76 324 753 và 3695 đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn.
Bài giải:
- Làm tròn số 76 324 753:
  • đến hàng chục là 76 324 750 (số bỏ đi là 3 < 5)
  • đến hàng trăm là 76 324 800 (số bỏ đi là 5 = 5)
  • đến hàng nghìn là 76 325 000 (số bỏ đi là 7 > 5)
- Làm tròn số 3695:
  • đến hàng chục là 3600 (số bỏ đi là 5 = 5)
  • đến hàng trăm là 3700 (số bỏ đi là 9 > 5)
  • đến hàng nghìn là 4000 (số bỏ đi là 6 > 5)

Bài 77 trang 37 SGK đại số 7

Ta có thể áp dụng quy ước làm tròn số để ước lượng kết quả các phép tính. Nhờ đó có thể dễ dàng phát hiện ra những đáp số không hợp lí. Việc ước lượng này lại càng cần thiết khi sử dụng máy tính bỏ túi trong trường hợp xuất hiện những kết quả sai do ta bấm nhầm nút.
Chẳng hạn, để ước lượng kết quả của phép nhân 6439 . 384, ta làm như sau:
- Làm tròn số đến chữ số ở hàng cao nhất mỗi thừa số:
6439 $\approx$ 6000;    384 $\approx$ 400
- Nhân hai số đã được làm tròn:
6000 . 400 = 2 400 000.
Như vậy, tích phải tìm sẽ là một số xấp xỉ 2 triệu.
Ở đây, tích đúng là: 6439 . 384 = 2 472 576.
Theo cách tính trên, hãy ước lượng kết quả các phép tính sau:
a) 495 . 52                           b) 82,36 . 51                         c) 6730 : 48.
Bài giải:
a) Ta có: 495 $\approx$ 500;  52 $\approx$ 50
Nên 495 . 52 $\approx$ 500 . 50 = 25 000
Vậy tích phải tìm gồm 5 chữ số và xấp xỉ 25 000.
b) Ta có: 82,36 $\approx$ 80; 51 $\approx$ 50
Nên 82,36 . 51 $\approx$ 80 . 50 = 400
Vậy tích phải tìm gồm 3 chữ số và xấp xỉ 400.
c) Ta có: 6730 $\approx$ 7000; 48 $\approx$ 50
Nên 6730 : 48 $\approx$ 7000 : 50 = 140
Vậy thương phải tìm gồm 3 chữ số và xấp xỉ 140.

Đến đây, các bạn đã biết được việc làm tròn số trong một số trường hợp là cần thiết, nó giúp ta dễ tính toán, dễ ước lượng, dễ nhớ và còn gì nữa...! hãy xem, điểm trung bình môn Toán của bạn là 7,95, rất nhanh chóng, bạn làm tròn thành một số rất đẹp và đó cũng chính là ích lợi cuối cùng của việc làm tròn số


Mỗi bài toán có nhiều cách giải, đừng quên chia sẻ cách giải hoặc ý kiến đóng góp của bạn ở khung nhận xét bên dưới. Xin cảm ơn!

CÙNG CHIA SẺ ĐỂ KIẾN THỨC ĐƯỢC LAN TỎA!

Previous
Next Post »
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm trang GIẢI BÀI TẬP TOÁN và để lại những cảm nhận tích cực!