Cách tính nhẩm không in trong sách giáo khoa.

Đôi khi có những cách tính nhẩm rất thú vị mà không hề có trong sách giáo khoa, hay các quy luật toán học hấp dẫn thầy cô chưa một lần truyền dạy cho bạn. Nhưng với tính ham hiểu biết cộng với một chút tò mò muốn khám phá mọi thứ, các bạn đã có trong sổ tay toán học của mình những mẹo tính nhẩm độc đáo.


Quy luật ngẫu nhiên trong bảng cửu chương 9

Bảng cửu chương là công cụ tính toán mà chúng ta đều quen thuộc từ thời tiểu học. Nhưng chắn chắn một điều rằng không bạn nào để ý kết quả của bảng nhân 9 thể hiện một quy luật ngẫu nhiên rất đặc biệt, đó là chữ số hàng chục và chữ số hàng đơn vị xếp dọc sẽ tạo nên hai dãy số ngược nhau từ 0 tới 9 và từ 9 tới 0.
Bang-cuu-chuong-9

Phép nhân giữa các số từ 6 tới 10

Một trong những phương pháp để thực hiện phép nhân giữa các số trong khoảng từ 6 tới 10 mà không cần thuộc bảng cửu chương ít ai biết, đó là “phép nhân kiểu Nga”. 

Phep-nhan-kieu-Nga
Với phương pháp này, ta chỉ cần đánh số thứ tự hai bàn tay từ 6 tới 10 như hình 1 bên dưới. Sau đó chập hai ngón tay tương ứng với phép nhân cần thực hiện (ở đây ta thử với 7 x 8).
Giai-bai-tap-toan
Hình 1. Chập hai ngón tay tương ứng với phép tính cần thực hiện.
Tiếp theo, thực hiện như hướng dẫn ở các hình 2, 3, 4
Giai-bai-tap-toan
Hình 2. Tổng các ngón bên dưới nhân với 10

Giai-bai-tap-toan
Hình 3. Tích các ngón phía trên ở bàn tay trái và phải

Gia-bai-tap-toan
Hình 4. Cộng kết quả ở hình 2 và hình 3 
Một ví dụ khác, chẳng hạn 6 x 9, ta tính như sau: chập ngón út của tay trái (số 6) với ngón trỏ của tay phải (số 9). Quan sát phía trên hai ngón đó và lấy số ngón tay của bàn tay trái là 4 nhân với 1 ngón của tay phải, được 4. Sau đó lấy tổng số ngón tay ở phía dưới (bao gồm cả hai ngón tương ứng với hai thừa số 6 và 9) là 5 ngón nhân với 10 được 50. Cuối cùng cộng 4 với 50 ta được 54, đó chính là kết quả của phép nhân 6 x 9.

Phương pháp cộng, trừ hai phân số

Cách cộng, trừ hai phân số các bạn đã được học đó là quy đồng mẫu số rồi cộng (trừ) hai tử số cho nhau. Dĩ nhiên, cách này hơi cứng nhắc và thậm chí nhàm chán đối với các bạn quá thông minh. Nhưng không sao với vài nét vẽ trực tiếp quy trình tính toán trên vào phép tính, một chú bướm xinh đẹp bất ngờ xuất hiện, lập tức xua tan cái cảm giác nhàm chán đó và việc học toán trở nên thú vị hơn bao giờ hết. Hãy quan sát hình vẽ sau và thử phương pháp này ngay nhé!

Giai-bai-tap-toan

Dãy số "tiến - lùi"

Số nào nhân với 1 cũng bằng chính nó đã là một sự thú vị. Nhưng không chỉ thú vị, số 1 còn ẩn chứa trong nó một điều đặc biệt, đó là nếu ta lấy các số gồm toàn các chữ số 1 nhân với chính nó, sẽ cho kết quả là một dãy số “tiến - lùi” rất ấn tượng. 
Ví dụ: 111 x 111 = 12321 hay 111.111.111 x 111.111.111 = 12345678987654321.
Điều này cũng đã được nhắc đến trong một bài tập số học lớp 6

Một cách rất hay để tính nhanh bình phương của bất cứ số nào có chữ số tận cùng bằng 5 đó là lấy chữ số hàng chục nhân với số đó cộng 1, được bao nhiêu, viết số 25 vào sau đó sẽ cho ta kết quả rất nhanh chóng. 
Chẳng hạn: Để tính bình phương của số 75, ta lấy 7 nhân cho (7 + 1), được 56, viết số 25 vào sau số 56 ta được 5625, tức $75^2$ = 5625


Giá trị của số Pi

Số Pi là một phát minh vĩ đại trong toán học, nhưng không phải ai cũng nhớ được đúng giá trị của nó. Vậy phải làm thế nào?
Có một cách bình dân để nhớ là ta chỉ cần hiểu nôm na rằng Pi = PIE (cái bánh), rồi viết ngược các chữ cái của từ PIE sẽ được 3,14 đó chính là giá trị thường dùng của số Pi. Hình bên dưới mô phỏng một cách sinh động cách nhớ này.
Giai-bai-tap-toan
Còn một cách phức tạp hơn là để nhớ giá trị của số Pi có nhiều hơn hai chữ số thập phân, ta học thuộc câu này “May I have a large container of coffee?” xong đếm số chữ cái của từng từ, ta sẽ được 3,1415926. Thật là thú vị!

Cách nhân nhanh các số có hai chữ số từ 10 đến 20

Muốn nhân nhanh các số có hai chữ số trong khoảng từ 10 - 20 với nhau, ta làm theo các bước như sau:
Bước 1: lấy chữ số hàng đơn vị của hai số nhân với nhau.
Bước 2: lấy một số cộng với chữ số hàng đơn vị của số còn lại, được bao nhiêu thêm một số 0 vào đằng sau nó. Cuối cùng cộng kết quả của hai bước trên lại sẽ cho ta đáp án cuối cùng. Thật tiện lợi và nhanh chóng!
Ví dụ: 14 x 13 = 4 x 3 + (14 + 3)0 = 12 + 170 = 182.
Dĩ nhiên đây chỉ là cách tính nhẩm nhanh, trong một ngày "không có máy tính".

Nguồn: Wikihow, Lifehacker, Diply, Mathworld, Wordfully




Mỗi bài toán có nhiều cách giải, đừng quên chia sẻ cách giải hoặc ý kiến đóng góp của bạn ở khung nhận xét bên dưới. Xin cảm ơn!

CÙNG CHIA SẺ ĐỂ KIẾN THỨC ĐƯỢC LAN TỎA!

Previous
Next Post »
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm trang GIẢI BÀI TẬP TOÁN và để lại những cảm nhận tích cực!