Số thập phân hữu hạn. Số thập phân vô hạn tuần hoàn

1. Số thập phân hữu hạn, số thập phân vô hạn tuần hoàn

  • Nếu một phân số tối giản với mẫu dương và mẫu không có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn

Ví dụ: $\frac{6}{75}$ = $\frac{2}{25}$, mẫu 25 = $2^5$ không có ước nguyên tố khác 2 và 5 nên phân số $\frac{6}{75}$ được viết dưới dạng số thập phân hữu hạn như sau: $\frac{6}{75}$ = 0,08
  • Nếu một phân số tối giản với mẫu dương và mẫu có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó viết dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn
Ví dụ: Phân số $\frac{7}{30}$có mẫu 30 = 2 . 3 . 5 có ước số nguyên tố 3 khác 2 và 5 nên được viết dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn như sau:
$\frac{7}{30}$ = 0,2333... = 0,2(3)

2. Lưu ý:

  • Mỗi số hữu tỉ được biểu diễn bởi một số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn
  • Ngược lại, mỗi số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn biểu diễn một số hữu tỉ


Mỗi bài toán có nhiều cách giải, đừng quên chia sẻ cách giải hoặc ý kiến đóng góp của bạn ở khung nhận xét bên dưới. Xin cảm ơn!

CÙNG CHIA SẺ ĐỂ KIẾN THỨC ĐƯỢC LAN TỎA!

Previous
Next Post »
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm trang GIẢI BÀI TẬP TOÁN và để lại những cảm nhận tích cực!