Luyện tập về đại lượng tỉ lệ thuận
Giải bài tập 7 trang 56 SGK đại số 7
Hạnh và Vân định làm mứt dẻo từ 2,5 kg dâu. Theo công thức, cứ 2 kg dâu thì cần 3 kg đường. Hạnh bảo cần 3,75kg, còn Vân bảo cần 3,25kg. Theo bạn ai đúng và vì sao?Bài giải:
Theo công thức:
2 kg dâu cần 3 kg đường
2,5 kg dâu cần x? kg đường
Ta có x = ( 2,5 . 3 ) : 2 = 3,75
Tức là 2,5 kg dâu cần 3,75 kg đường
Vậy Hạnh nói đúng.
Bài giải:
Gọi số cây trồng của các lớp 7A, 7B, 7C lần lượt là x, y, z.
2,5 kg dâu cần x? kg đường
Ta có x = ( 2,5 . 3 ) : 2 = 3,75
Tức là 2,5 kg dâu cần 3,75 kg đường
Vậy Hạnh nói đúng.
Giải bài tập 8 trang 56 SGK đại số 7
Học sinh của ba lớp 7 cần phải trồng và chăm sóc 24 cây xanh. Lớp 7A có 32 học sinh, lớp 7B có 28 học sinh, lớp 7C có 36 học sinh. Hỏi mỗi lớp phải trồng và chăm sóc bao nhiêu cây xanh, biết rằng số cây xanh tỉ lệ với số học sinh.Bài giải:
Gọi số cây trồng của các lớp 7A, 7B, 7C lần lượt là x, y, z.
Theo đề bài ta có x + y + z = 24
Số cây xanh tỉ lệ với số học sinh nên $\frac{x}{32}$ = $\frac{y}{28}$ = $\frac{z}{36}$
Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
$\frac{x}{32}$ = $\frac{y}{28}$ = $\frac{z}{36}$ = $\frac{x + y + z}{32 + 28 + 36}$ = $\frac{24}{96}$ = $\frac{1}{4}$
$\frac{x}{32}$ = $\frac{1}{4}$ => x = $\frac{1}{4}$ . 32 = 8
$\frac{y}{28}$ = $\frac{1}{4}$ => y = $\frac{1}{4}$ . 28 = 7
$\frac{y}{28}$ = $\frac{1}{4}$ => y = $\frac{1}{4}$ . 28 = 7
$\frac{z}{36}$ = $\frac{1}{4}$ => z = $\frac{1}{4}$ . 36 = 9
Vậy số cây xanh các lớp phải trồng và chăm sóc là:
7A: 8 (cây)
7B: 7 (cây)
7C: 9 (cây)
Bài giải: Gọi khối lượng (kg) của niken, kẽm, đồng lần lượt là x, y, z.
Giải bài tập 9 trang 56 SGK đại số 7
Đồng bạch là một loại hợp kim của niken, kẽm, đồng, với khối lượng của chúng lần lượt tỉ lệ với 3, 4 và 13. Hỏi cần bao nhiêu kilôgam niken, kẽm, đồng để sản xuất 150 kg đồng bạch?Bài giải: Gọi khối lượng (kg) của niken, kẽm, đồng lần lượt là x, y, z.
Theo đề bài ta có: x + y + z = 150 và $\frac{x}{3}$ = $\frac{y}{4}$ = $\frac{z}{13}$
Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
$\frac{x}{3}$ = $\frac{y}{4}$ = $\frac{z}{13}$ = $\frac{x + y + z}{3 + 4 + 13}$ = $\frac{150}{20}$ = $\frac{15}{2}$ = 7,5
$\frac{x}{3}$ = 7,5 => x = 7,5 . 3 = 22,5
$\frac{y}{4}$ = 7,5 => x = 7,5 . 4 = 30
$\frac{z}{13}$ = 7,5 => x = 7,5 . 13 = 97,5
Vậy khối lượng của niken, kẽm, đồng lần lượt là 22,5(kg); 30(kg); 97,5(kg)
Giải bài tập 10 trang 56 SGK đại số 7
Biết các cạnh của một tam giác tỉ lệ với 2; 3; 4 và chu vi của nó là 45 cm. Tính các cạnh của tam giác đó.Bài giải:
Gọi chiều dài (cm) của các cạnh của tam giác lần lượt là x, y, z.
Theo đề bài, ta có: x + y + z = 45 và $\frac{x}{2}$ = $\frac{y}{3}$ = $\frac{z}{4}$
Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
$\frac{x}{2}$ = $\frac{y}{3}$ = $\frac{z}{4}$ = $\frac{x + y + z}{2 + 3 + 4}$ = $\frac{45}{9}$ = 5
$\frac{x}{2}$ = 5 => x = 10
$\frac{y}{3}$ = 5 => y = 15
$\frac{z}{4}$ = 5 => x = 20
Vậy các cạnh của tam giác là 10(cm); 15(cm); 20(cm)
Đố: Đố em tính được trên một chiếc đồng hồ khi kim giờ quay được một vòng thì kim phút, kim giây quay được bao nhiêu vòng? Giải bài tập 11 trang 56 SGK đại số 7
Bài giải:
Ta biết rằng 1 giờ = 60 phút = 60.60 giây = 3600 giây.
Do đó khi kim giờ đi được 1 giờ thì kim phút quay được 1 vòng và kim giây quay được 60 vòng trên mặt đồng hồ.
Vậy khi kim giờ quay được 1 vòng thì kim phút quay được 1.12 = 12 (vòng) và kim giây quay được 60.12 = 720 (vòng).
Đồng hồ của bạn có quay như vậy không, thử chia sẻ nhé!
EmoticonEmoticon